Tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% mới đảm bảo đời sống tối thiểu

Nam Dương |

Nhiều cán bộ công đoàn cho rằng, trong bối cảnh người lao động (NLĐ) bị mất việc giảm việc, giá cả tăng thì cần phải tăng lương tối thiểu vùng từ 7-10% để bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động.

Tăng lương phải bù đắp được chi phí

Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch Công đoàn Công ty PouYuen Việt Nam - cho biết, qua phản ánh của NLĐ, giá cả sinh hoạt của nhiều mặt hàng tiêu dùng đã tăng khoảng 10% so với năm trước. Bên cạnh đó, chỉ tính riêng giá điện trong năm 2023 đã hai lần tăng, một lần tăng 3% từ ngày 4.5 và một lần tăng thêm 4,5% từ ngày 9.11, tổng cộng tăng 7,5% trong năm nay.

Trong khi đó, hiện nay, nhiều CN không có tăng ca, phải giảm giờ làm, thậm chí là mất việc làm, đời sống vô cùng khó khăn.

“Mọi chi phí của cuộc sống đều tăng, tiền gửi con ở nhà trẻ cũng tăng, công nhân hiện đang sống rất vất vả. Vì vậy, cần phải tăng lương tối thiểu vùng khoảng 10% để bù đắp lại những chi phí của NLĐ” - ông Nghiệp kiến nghị.

Bà Lê Thị Thủy - Chủ tịch Công đoàn Công ty May thêu Hà Giang - cũng chia sẻ, thời gian qua, giá cả các mặt hàng đã tăng rất nhiều, vì thế việc tăng lương tối thiểu vùng luôn là mối quan tâm và mong muốn của NLĐ. Tuy nhiên, theo bà Thủy, hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng phải cho NLĐ nghỉ việc, giãn giờ làm, nên khi tăng lương tối thiểu vùng cũng cần tính toán đến lợi ích của doanh nghiệp. Từ đó, bà Thủy đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng lần này là 7%.

Tăng lương phải đúng ý nghĩa, không chỉ bù đắp trượt giá

Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch Công đoàn Công ty Nissei Electric Việt Nam - phân tích, trong hai năm 2020, 2021 do tình hình khó khăn vì dịch COVID-19, Nhà nước đã không điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Đến năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ tháng 7.2022), điều chỉnh lương tối thiểu vùng quy định mức cao nhất (vùng 1) là 4,68 triệu đồng. Tuy nhiên, nghị định này lại không quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn 7%, như những nghị định về lương tối thiểu vùng trước, nên rất thiệt thòi cho NLĐ.

Cụ thể, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng cao nhất (vùng 1) là 4,42 triệu đồng, nếu cộng thêm 7% đối với những NLĐ đã qua đào tạo nghề, thì sẽ là 4.729.400 đồng (4.420.000 đồng + 309.400 đồng). Trong khi đó, mức lương tối thiểu vùng cao nhất (vùng 1) theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP chỉ là 4,68 triệu đồng.

Như vậy, so với quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, thì mức lương tối thiểu vùng cao nhất theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP còn ít hơn 49.400 đồng vì không được cộng 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề.

“Đặc biệt, từ tháng 7.2022 đến nay (17 tháng), cũng chưa có quy định mới về tiền lương tối thiểu vùng, trong khi giá cả các mặt hàng, tiền điện, tiền nước, chi phí sinh hoạt liên tục tăng khiến NLĐ phải chịu đựng quá lâu, ảnh hưởng lớn đến đời sống của chính bản thân và gia đình họ” - bà Vân nói.

Chưa kể, mức lương tối thiểu vùng của Nhà nước lại luôn thấp hơn so với thực tế mà doanh nghiệp chi trả. Bà Vân ví dụ, mức lương tối thiểu tại Công ty Nissei Electric Việt Nam áp dụng từ đầu năm 2023 là 5,2 triệu đồng với người chưa được đào tạo nghề, cao hơn 520.000 đồng với mức cao nhất quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Còn nếu đã qua đào tạo nghề là 5.632.000 đồng, cao hơn 952.000 đồng (20%) với mức cao nhất quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Từ đó, bà Vân kiến nghị các cơ quan chức năng khi đàm phán việc tăng lương tối thiểu vùng, cần phải điều tra kỹ lưỡng, đúng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ để quyết định mức lương tối thiểu vùng, sao cho việc tăng lương này phải đúng với ý nghĩa của từ này, chứ không phải chỉ là bù đắp phần trượt giá.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Liên - Trưởng Ban nữ công LĐLĐ TPHCM - cho rằng, thực tế giá cả các mặt hàng trong thời gian qua đã tăng nhiều, thịt heo tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg; cá tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg, rau, củ, quả cũng tăng vài nghìn đồng/kg. Ngoài ra, các chi phí sinh hoạt khác cũng tăng nên tác động đến đời sống của NLĐ. Vì thế, bà Liên cũng đề xuất nên xem xét tăng lương tối thiểu vùng lần này khoảng 10%.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.

Kỳ vọng tăng lương tối thiểu vùng để bớt khó khăn

Khánh Linh |

Nhiều công nhân ở các tỉnh miền núi Tây Bắc mong muốn lương tối thiểu vùng sẽ tăng trong lần điều chỉnh sắp tới để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt, bớt cảnh “thiếu trước hụt sau”.

Người lao động đặt nhiều kỳ vọng vào đề xuất tăng lương tối thiểu vùng

MỸ LY |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khép lại sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả. Với kết quả của Đại hội, đông đảo đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đặt nhiều niềm tin vào tổ chức Công đoàn sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy của ĐV, NLĐ. Trong đó, đề xuất liên quan đến tăng lương tối thiểu vùng được nhiều ĐV, NLĐ mong chờ.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Thêm một thi thể mất tích tại Làng Nủ được tìm thấy

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể mất tích do lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với Phó Bí thư Lâm Đồng

Lan Nhi |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

Sẽ họp xét tăng lương tối thiểu vùng vào ngày 20.12

HẠNH AN |

Theo đại diện Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 bàn về phương án lương tối thiểu vùng năm 2024 vào ngày 20.12.

Kỳ vọng tăng lương tối thiểu vùng để bớt khó khăn

Khánh Linh |

Nhiều công nhân ở các tỉnh miền núi Tây Bắc mong muốn lương tối thiểu vùng sẽ tăng trong lần điều chỉnh sắp tới để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt, bớt cảnh “thiếu trước hụt sau”.

Người lao động đặt nhiều kỳ vọng vào đề xuất tăng lương tối thiểu vùng

MỸ LY |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khép lại sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả. Với kết quả của Đại hội, đông đảo đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) đặt nhiều niềm tin vào tổ chức Công đoàn sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy của ĐV, NLĐ. Trong đó, đề xuất liên quan đến tăng lương tối thiểu vùng được nhiều ĐV, NLĐ mong chờ.