2 công nhân mắc kẹt trong hầm lò: Sự sống của chúng tôi là kì tích

LƯƠNG HÀ |

Hai công nhân gặp sự cố sự cố tụt đổ lò sống sót một cách kì diệu, hiện tình trạng sức khỏe ổn định và đang nghỉ ngơi, theo dõi tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh).

"Sự sống của chúng tôi là kì tích"

Ngày hôm qua (16.4), dư luận xôn xao khi biết thông tin hai công nhân của Công ty CP Than Vàng Danh (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) may mắn sống sót sau sự cố tụt lò và hơn 10 tiếng đồng hồ được cứu sống.

Ngày 17.4, PV Lao Động tìm đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển TP Uông Bí, trò chuyện cùng hai công nhân được cứu sống, đang nghỉ ngơi theo dõi sức khỏe tại đây. Hiện tại sức khỏe của hai anh đều ổn định.

"Ngày 15.4, trong khi đi làm ca 2 tại vị trí lò phân tầng số 2 thượng thông gió vận chuyển mức -30 đến +40, lò chợ II-7-2 giếng Cánh Gà (Công ty CP Than Vàng Danh), lúc đầu chúng tôi làm việc bình thường. Tuy nhiên, sau đó, vào khoảng 20h, chúng tôi nghe thấy tiếng động khác lạ, sau đó thấy một lượng đất đá lớn từ trên đổ sụp xuống, gây ra tiếng động mạnh. Bụi bay mù mịt" - anh Phạm Công Nhiên (sinh năm 1991, công nhân phân xưởng khai thác 4) kể lại.

Công nhân Phạm Công Nhiên được cứu lên cửa lò an toàn. Ảnh: Phạm Cường
Công nhân Phạm Công Nhiên được cứu lên cửa lò an toàn. Ảnh: Phạm Cường

Cũng là một trong hai công nhân may mắn được cứu, anh Bùi Tất Tuyên (sinh 1983 - công nhân phân xưởng khai thác 4) cho biết: "Thời điểm đó, thấy vậy, tôi và Nhiên nhanh chóng chạy nhưng khi đến điểm cuối cùng, đất đá vẫn đang đổ sạt về phía hai anh em. Trong đầu tôi lúc này nghĩ rằng chẳng còn tia hi vọng nào nữa, chân tay bủn rủn vì cát đá đã sạt đến sát chân chúng tôi rồi."

"Thế nhưng may mắn đã mỉm cười với cả hai chúng tôi. Trong lúc tôi và Nhiên ôm nhau nằm gọn vào một vị trí để anh em thợ mỏ hay đội cứu hộ có tìm xác sẽ dễ hơn thì đất đá đã dừng lại và không trôi nữa. Khoảng trống vẫn còn lại ở vị trí của hai anh em đủ để chúng tôi chờ người đến cứu" - anh Tuyên xúc động kể lại.

Nhận thấy tình hình đã ổn định, hai anh Tuyên và Nhiên tìm lấy chỗ trú tạm, dùng những thanh gỗ chống đỡ để cầm cự, đợi đồng nghiệp và lực lượng cứu hộ tới.

15 tiếng đồng hồ giành lại sự sống

Sau khi có được vị trí trú an toàn, ngồi phía trong lò nghe thấy tiếng rung và dư chấn từ phía bên ngoài, tia hi vọng về sự sống lại được nhen nhói với cả hai công nhân mỏ.

"Lúc này, chúng tôi cùng nhau dùng than, đá để gõ vào mọi thứ cho phát ra tín hiệu giúp mọi người bên ngoài nghe thấy. Một phần chúng tôi muốn mọi người biết chúng tôi vẫn còn sống để đẩy nhanh tiến độ cứu hộ.

Thời khắc đó, tâm trạng chúng tôi thay đổi theo từng giờ, từng phút; biết bao nhiêu lần chúng tôi bị nhụt chí vì mỗi một lần không nghe thấy tiếng rung là một lần lo lắng, lo mọi người bên ngoài không tiếp tục làm việc nữa và nếu cứ lâu như vậy liệu cả hai còn cầm cự được không" - anh Nhiên nhớ lại.

Tuy nhiên, việc giải cứu gặp rất nhiều khó khăn, do vị trí xảy ra sự cố có đường lò dốc, điều kiện địa chất khá phức tạp, diện tích đường lò hẹp, lượng đất đá, than, gỗ bị tụt đổ lớn. Nhưng với kim chỉ nam của ngành mỏ là "đào lò men", nghĩa là đào một lối đi song song với đường lò hiện tại (vị trí sụp đổ) để tiếp cận nạn nhân và một mũi đào lò được thiết lập với tốc độ đào lò nhanh nhất.

Lãnh đạo Công ty CP Than Vàng Danh thăm hỏi hai công nhân tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển TP Uông Bí. Ảnh: Lương Hà
Lãnh đạo Công ty CP Than Vàng Danh thăm hỏi hai công nhân tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển TP Uông Bí. Ảnh: Lương Hà

Thời gian gần 15 tiếng trôi qua, đúng vào lúc cả hai anh buông xuôi lại thấy một cái nhói (hay còn gọi là sắt dùng để đóng cho than không đổ) xiên qua khu vực tụt đổ, khiến cho than khu vực đó lở ra.

Ngay lập tức, mọi thứ lại yên ắng trở lại, anh Nhiên tiến lên dùng tay bới than và đất đá, phát hiện thấy một lỗ nhỏ, nhìn được ra phía bên ngoài, ra tín hiệu cho mọi người.

"Tôi và anh Tuyên sẵn sàng tinh thần, tháo bỏ hết mũ và tư trang cho người nhỏ gọn nhất, cho tiện chui ra khỏi chiếc lỗ được mọi người đào sẵn. Lúc được cứu, tôi cảm nhận, được sống thật sự là thứ quý giá hơn bao giờ hết" - anh Nhiên xúc động kể.

May mắn được cứu sống an toàn, anh Nhiên chia sẻ: "Với tôi, tình cảm của thợ mỏ thật thiêng liêng. Bình thường, trong công việc, chúng tôi có thể đua tranh với nhau. Nhưng khi đồng đội xảy ra tai nạn thì không tiếc thân mình, ai cũng tình nguyện được tham gia ứng cứu. Lúc được cứu ra, nhìn thấy lãnh đạo và đồng nghiệp ai cũng đẫm mồ hôi, người lấm lem, tôi thật sự biết ơn và trân trọng sự sống này".

LƯƠNG HÀ
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho người lao động trong COVID-19

Ái Vân |

Trong thời gian dịch COVID-19, Công đoàn Trường Đại học Thuỷ Lợi đã hỗ trợ bằng tiền mặt cho toàn bộ Cán bộ viên chức, lao động trong Phân hiệu (nơi có ảnh hưởng nặng nề của đại dịch) mỗi người là 3 triệu đồng, hỗ trợ cho cán bộ, viên chức bị F0 là 5 triệu đồng/người, hỗ trợ cho cán bộ viên chức, lao động làm việc hợp đồng trị giá 500.000 đồng/người.

Sớm sửa chữa nhà Gươl tại Đà Nẵng để làm du lịch

Nguyễn Linh |

Nhà Gươl (nhà sinh hoạt truyền thống) của người Cơ Tu tại thôn Tà Lang và thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) thời gian gần đây xuống cấp nghiêm trọng do đợt mưa bão năm 2022 vừa qua.

Bắc Giang: Tăng cường khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp cho công nhân may

MINH HẠNH |

Toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 50.000 lao động đang làm việc trong ngành may. Mặc dù, các đơn vị đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, cải thiện môi trường làm việc, song nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đối với công nhân ngành này vẫn ở mức cao.

Công đoàn hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho người lao động trong COVID-19

Ái Vân |

Trong thời gian dịch COVID-19, Công đoàn Trường Đại học Thuỷ Lợi đã hỗ trợ bằng tiền mặt cho toàn bộ Cán bộ viên chức, lao động trong Phân hiệu (nơi có ảnh hưởng nặng nề của đại dịch) mỗi người là 3 triệu đồng, hỗ trợ cho cán bộ, viên chức bị F0 là 5 triệu đồng/người, hỗ trợ cho cán bộ viên chức, lao động làm việc hợp đồng trị giá 500.000 đồng/người.

Sớm sửa chữa nhà Gươl tại Đà Nẵng để làm du lịch

Nguyễn Linh |

Nhà Gươl (nhà sinh hoạt truyền thống) của người Cơ Tu tại thôn Tà Lang và thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) thời gian gần đây xuống cấp nghiêm trọng do đợt mưa bão năm 2022 vừa qua.

Bắc Giang: Tăng cường khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp cho công nhân may

MINH HẠNH |

Toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 50.000 lao động đang làm việc trong ngành may. Mặc dù, các đơn vị đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, cải thiện môi trường làm việc, song nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đối với công nhân ngành này vẫn ở mức cao.