Lên cao nguyên đá Hà Giang thưởng thức hương vị bánh tam giác mạch

Hải Minh |

Ít ai biết rằng, tam giác mạch cũng có thể trở thành một nguyên liệu để làm ra món bánh đặc sản của vùng đất Hà Giang.

Cứ đến mỗi mùa hoa tam giác mạch nở rộ vào tháng 11, tháng 12, những người lữ khách phương xa lại “không hẹn mà gặp” ở mảnh đất Hà Giang. Ai ai cũng say đắm sắc hoa tam giác mạch và ai ai cũng yêu mến loài hoa này. Hoa tam giác mạch nở rộ đến cuối tháng 12 thì bắt đầu kết hạt và được người dân nơi đây thu hoạch về để làm ra thứ bánh mang hương vị núi rừng cao nguyên.

Trước kia, người dân Hà Giang chỉ ăn bánh tam giác mạch khi đã hết mùa ngô, nhưng đến nay, loại bánh này trở thành món ăn đặc sản, được du khách ghé thăm Hà Giang yêu thích và mua về làm quà.

Bánh tam giác mạch, đặc sản Hà Giang. Ảnh: Focusasiatravel
Bánh tam giác mạch, đặc sản Hà Giang. Ảnh: Focusasiatravel

Để làm được chiếc bánh tam giác mạch thơm ngon như vậy thì cũng phải tốn khá nhiều công đoạn thực hiện. Đầu tiên, hạt tam giác mạch khi mới hái về phải đem phơi khô đủ độ rồi mang đi xay bằng tay. Khi xay cũng phải thật cẩn thận, tỉ mỉ cho đến khi hạt tam giác mạch mịn đều ra thì bánh nướng lên mới không bị lợn cợn.

Bột sau khi được nhào và cho vào khuôn sẽ được hấp chín ở trên bếp lửa, hấp khoảng 30 phút. Công đoạn tiếp theo là nướng bánh trên bếp than, nướng trong 10 phút là bánh sẽ chín đều. Hiện nay đã có thêm bánh tam giác mạch giòn để được lâu hơn, phục vụ du khách mua về làm quà.

Bánh tam giác mạch mềm mềm, xôm xốp, vị ngọt thanh, càng nhai càng bùi, phảng phất hương thơm riêng của cây rừng. Những chiếc bánh tam giác mạch được xếp từng chồng, tất cả đều chung một màu tim tím rất ấn tượng và hấp dẫn với những du khách phương xa.

Dù không cao giá như nhiều món hàng ở những nơi khác nhưng bánh tam giác mạch đang góp phần lớn vào sự phát triển ẩm thực, du lịch và kinh tế của vùng cao nguyên đá. Mỗi chiếc bánh khá là to có giá khoảng từ 10.000 đồng.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối

Hải Minh |

Cháo ấu tẩu từ lâu được xem là đặc sản ở Hà Giang, người dân trong vùng gọi đây là “cháo độc dược” hay “cháo chết người”.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa xuân trên cao nguyên đá Hà Giang

Thanh Thanh |

Vào những ngày cuối tháng 2, khắp nơi rẻo cao tại vùng đất địa đầu Tổ quốc tràn ngập sắc xuân của hoa đào, hoa mận.

Đầu Xuân đi trẩy hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Hà Giang

Kiều Toan |

Hà Giang là một trong những nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày. Dưới những nếp nhà sàn mái cọ, người Tày nơi đây vẫn còn giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Những ngày đầu năm mới, hội Lồng Tồng chính là một lễ hội cổ truyền lớn nhất được cộng đồng dân tộc Tày tổ chức với không khí nhộn nhịp và mang đậm chất núi rừng.

Độc đáo món “cháo độc dược” ở Hà Giang chỉ ăn vào buổi tối

Hải Minh |

Cháo ấu tẩu từ lâu được xem là đặc sản ở Hà Giang, người dân trong vùng gọi đây là “cháo độc dược” hay “cháo chết người”.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa xuân trên cao nguyên đá Hà Giang

Thanh Thanh |

Vào những ngày cuối tháng 2, khắp nơi rẻo cao tại vùng đất địa đầu Tổ quốc tràn ngập sắc xuân của hoa đào, hoa mận.

Đầu Xuân đi trẩy hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Hà Giang

Kiều Toan |

Hà Giang là một trong những nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày. Dưới những nếp nhà sàn mái cọ, người Tày nơi đây vẫn còn giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Những ngày đầu năm mới, hội Lồng Tồng chính là một lễ hội cổ truyền lớn nhất được cộng đồng dân tộc Tày tổ chức với không khí nhộn nhịp và mang đậm chất núi rừng.