Chinh phục "nóc nhà" của TP. Huế

ĐỖ NHÃ PHƯƠNG |

Với độ cao chừng 427m, Kim Phụng chưa phải là ngọn núi được nhiều người dân Huế lựa chọn khám phá vì đường khá khó đi, dễ lạc nếu không có kinh nghiệm leo núi và cộng với biệt danh “nóc nhà thành phố” càng tạo áp lực tâm lý đối với những người lần đầu leo núi.

Một bé trai 5 tuổi đã chinh phục thành công núi Kim Phụng cùng gia đình. Ảnh: N. Phương.
Một bé trai 5 tuổi đã leo núi Kim Phụng thành công cùng gia đình. Ảnh: N. Phương.

Nơi lưu giữ ký ức về một thời gian khó

Núi Kim Phụng được biết đến là ngọn núi cao nhất TP. Huế, đây là nơi an táng Chánh cung hoàng hậu họ Phạm của hoàng đế Quang Trung. Biểu tượng ngọn núi này còn được thể hiện trên Chương đỉnh đặt trong Đại Nội Huế.

Theo lời kể, ngọn núi này là nguồn sống của những người thế hệ "6X" trở về trước. Thời còn ăn cơm độn với sắn, vào mùa nắng, họ phải đi bộ hàng trăm cây số, qua đò, leo núi Kim Phụng để chặt củi, cào lá thông làm chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày cũng như tích trữ cho mùa mưa bão.

Thời đó, người người leo núi vì mưu sinh, một số nhà còn có nghề “đi củi” quanh năm. Ngày nay, chúng ta leo núi vì mục đích rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, khám phá thiên nhiên.

Làm thế nào để vượt qua thử thách?

Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để leo núi, nhưng nếu muốn leo núi vào mùa hè, bạn phải thức dậy thật sớm. Tầm 4 giờ xuất phát về phía tây nam thành phố, lên đến chân núi mất khoảng nửa tiếng chạy xe máy.

Đoạn đường gần khu vực dưới chân núi khá khó đi nên nếu để hành trình chinh phục thử thách dễ dàng hơn, các bạn nên chọn phương tiện xe gắn máy, không nên dùng xe tay ga hay ô tô, nếu không các bạn sẽ phải cuốc bộ một đoạn đường khá dài trước khi đến chân núi và khi quay trở về.

Muốn chinh phục núi Kim Phụng trước hết bạn phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt. ẢNh: N. Phương.
Muốn chinh phục núi Kim Phụng trước hết bạn phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt. ẢNh: N. Phương.

Đối với những người tham gia leo núi lần đầu, số chặng nghỉ sẽ nhiều hơn, chính vì vậy nguy cơ bị lạc trong quá trình leo là hoàn toàn có thể xảy ra.

Khi thấy vắng bóng thành viên của đoàn, hãy học cách liên lạc của người vùng cao khi lên rừng bằng việc hú to để đối phương nghe thấy và đáp lại cũng bằng tiếng hú. Điện thoại thông minh trên tay bạn lúc này có lẽ chỉ để chụp hình và quay phim nếu không bắt được sóng điện thoại.

Trong đoàn leo Kim Phụng của chúng tôi có 1 bé trai chỉ mới 5 tuổi nhưng rất thích khám phá thiên nhiên. Quá trình leo núi, bé cũng phải nghỉ nhiều chặng vì mệt và nhiều lúc còn khóc đòi về nhà.

Tuy nhiên, trước khi leo núi, bố mẹ và bé đã đặt ra cho mình mục tiêu, phải cắm được lá cờ Tổ quốc do bé tự vẽ trên đỉnh núi. Đây cũng chính là động lực giúp bé cùng gia đình chinh phục được đỉnh Kim Phụng.

Đối với người có thể lực không tốt, chừng nửa chặng đường, bạn đã thấy không thể nhấc nổi hai chân và có thể phải bỏ cuộc ngồi chờ để những người còn lại tiếp tục hành trình đến khi họ quay trở lại xuống núi cùng bạn.

Để tránh gặp phải trường hợp này, lời khuyên cho các bạn là hãy rèn luyện sức khỏe hàng ngày thật tốt trước khi muốn chinh phục thử thách này bằng các hoạt động thể dục thể thao như đạp xe, chạy bộ và đừng quên thử sức với núi Hòn Vượn trước khi leo Kim Phụng.

Lúc bản thân thấy nản chí không muốn leo núi nữa, hãy tự tạo động lực cho chính mình với những câu như: “Đã leo được đến đây rồi mà không cố gắng lên được đỉnh thì thật đáng tiếc!” hay “Một đứa bé 5 tuổi cũng có thể leo được tại sao mình lại không thể?”…

Núi Kim Phụng hầu như còn nguyên sơ với nhiều loại cây mà chủ yếu là thông. Lá thông rụng xuống khá dày kết hợp với độ dốc của núi dễ khiến bạn trượt ngã. Vì thế khi vừa đến chân núi, hãy kiếm cho mình 1 cây gậy vừa tầm làm “cô em tay vịn” trong quá trình chinh phục đỉnh núi này nhé.

ĐỖ NHÃ PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Vườn hoa thạch thảo rực sắc giữa nắng hè, thu hút nhiều người đến tham quan

Trân Trân - Đặng Triều |

Những ngày cuối tháng 6, hàng nghìn bông hoa thạch thảo đã nở rộ tại một góc nhỏ thuộc trung tâm địa bàn TP Cần Thơ. Ngoài ra, vườn hoa cũng đã thu hút được nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh.

Hòn Vượn - Điểm săn mây tuyệt đẹp giữa lòng Cố đô Huế

QUỲNH NHI |

Hòn Vượn thuộc thôn Đồng Chầm (Xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Trước đây, Hòn Vượn từng là căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng bây giờ nơi đây đã trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các bạn trẻ, phượt thủ muốn trải nghiệm, đặc biệt là những ai muốn ngắm mây.

Chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp tại đèo Mã Pì Lèng

Hải Minh |

Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài chừng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin.

Vườn hoa thạch thảo rực sắc giữa nắng hè, thu hút nhiều người đến tham quan

Trân Trân - Đặng Triều |

Những ngày cuối tháng 6, hàng nghìn bông hoa thạch thảo đã nở rộ tại một góc nhỏ thuộc trung tâm địa bàn TP Cần Thơ. Ngoài ra, vườn hoa cũng đã thu hút được nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh.

Hòn Vượn - Điểm săn mây tuyệt đẹp giữa lòng Cố đô Huế

QUỲNH NHI |

Hòn Vượn thuộc thôn Đồng Chầm (Xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Trước đây, Hòn Vượn từng là căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng bây giờ nơi đây đã trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các bạn trẻ, phượt thủ muốn trải nghiệm, đặc biệt là những ai muốn ngắm mây.

Chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp tại đèo Mã Pì Lèng

Hải Minh |

Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài chừng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin.