Những tục lệ đón Tết độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số

Diễm Quỳnh |

Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn lưu giữ được những phong tục đón Tết riêng và đặc sắc.

Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường

Người Mường coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, trong những ngày đầu năm, họ luôn để vật nuôi quan trọng này cùng ăn Tết với gia đình. Từ mấy ngày trước Tết, người Mường đã chuẩn bị sẵn một chiếc mõ, để qua giao thừa thì đốt đuốc đi dọi vía trâu. Họ coi đó là cách trả ơn người bạn trung thành đã vất vả lao động cùng gia đình.

Ngoài ra, đồng bào dân tộc Mường còn treo những xâu bánh ống lên các các công cụ lao động thường ngày như cày, bừa, đòn gánh, … để mời những “người bạn” này ăn Tết. Họ quan niệm, sau một năm làm lụng vất vả, con trâu hay cái cày cũng đều xứng đáng được nghỉ ngơi.

Người Pà Thẻn thờ bát nước lã

Người Pà Thẻn có phong tục độc đáo là thờ bát nước lã quanh năm trên bàn thờ tổ tiên. Họ quan niệm, bát nước đó tượng trưng cho biển, bát nước chứa đựng hồn tổ tiên và các thành viên trong gia đình. Bát nước này không bao giờ được cạn nếu không gia đình sẽ có chuyện tai ương.

Người Pà Thẻn tham gia lễ hội nhảy lửa (Ảnh: Hoài Nam)
Người Pà Thẻn tham gia lễ hội nhảy lửa (Ảnh: Hoài Nam)

Vào đêm 30 Tết, tất cả bản người Pà Thẻn, nhà nào cũng đóng kín cửa. Sau đó, chủ nhà lấy bát nước trên bàn thờ xuống lau chùi, cọ rửa và thay nước mới. Lúc đó, nghi thức cúng giao thừa mới được bắt đầu

Trong năm chỉ vào cuối tháng 6 tức là giữa năm, gia chủ mới được phép mở ra xem và tiếp thêm nước lã cho đầy bát để đợi đến Tết.

Người Hà Nhì xem bói bằng gan lợn thiến

Vào dịp Tết, các gia đình đồng bào dân tộc Hà Nhì sẽ lựa chọn những con lợn to khoẻ nhất để thịt. Việc này sẽ được thực hiện vào lúc đầu canh ba, vì người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, chọc tiết lợn một lần mà được ngay thì sang năm sẽ phát tài, phát lộc.

Người Hà Nhì xem bói bằng gan lợn (Ảnh: Chudu24)
Người Hà Nhì xem bói bằng gan lợn dịp Tết (Ảnh: Chudu24)

Những con lợn được chọn mổ phải là lợn được, được thiến từ đầu năm để vỗ béo và các hộ gia đình tự nuôi lấy. Khi mổ lợn ăn Tết, lá gan là thứ đặc biệt quan trọng. Theo quan niệm, lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hoà.

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Tập tục này theo tiếng dân tộc gọi là “khù mi” tức là “ăn cắp chơi” hay “ăn cắp lấy may”. Người Lô Lô quan niệm, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì trong thời điểm giao thừa thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, làm nương được mùa.

Người Lô Lô sống ở huyện Đồng Văn (Hà Giang) thường sẽ lấy trộm mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Còn với người Lô Lô ở Mèo Vạc,  số may mắn là số 3, có thể lấy trộm 3 củ tỏi, 3 lá rau. Khi đi lấy trộm vào đêm giao thừa, họ sẽ không rủ nhau mà lặng lẽ không để chủ nhà bắt được.

Diễm Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng đón hơn 44.000 hành khách bay trong dịp Tết Nhâm Dần

THUỲ TRANG |

Trong dịp Tết Nguyên Đán Đà Nẵng dự kiến đón 404 chuyến với 44.055 khách.

Những món ăn độc đáo ngày Tết của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Diễm Quỳnh |

Văn hoá dân tộc Việt Nam phong phú, đa dạng không chỉ trong cách ăn mặc mà còn trong ẩm thực Tết. Mỗi dân tộc có những món ăn độc đáo và thú vị.

Sun World Fansipan Legend đón Phật tử, du khách đến cầu an Tết Nhâm Dần

Thanh Hương |

Chương trình du xuân Tết “Mở cổng trời – Khai niên đón lộc” 2022 sẽ chính thức được bắt đầu từ ngày 9.2 tại Khu du lịch Sun World Fansipan Legend.