Chiêm ngưỡng ngai vàng duy nhất còn lại ở Việt Nam

Tường Minh |

Việt Nam đã đi qua rất nhiều triều đại phong kiến. Tuy nhiên hiện chỉ còn một ngai vàng duy nhất của triều Nguyễn đang được đặt tại điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế, được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam.

Điện Thái Hòa là nơi 13 vua triều Nguyễn dùng để thiết đại triều mỗi tháng 2 lần vào ngày mồng 1 và ngày 15 âm lịch, cũng là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình (lễ đăng quang của nhà vua, lễ sinh nhật, lễ tiếp kiến các sứ thần...).

 

Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Phần đế dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, cầu thọ, cầu may mắn.

Các mảng trang trí chạm khắc và thếp vàng rực rỡ không chỉ mang vẻ đẹp lộng lẫy, uy nghiêm của chốn hoàng cung mà còn thể hiện sự tinh xảo trong kỹ nghệ chạm khắc của nghệ nhân đương thời.

Vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn ngồi trên ngai vàng
Vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn ngồi trên ngai vàng

Theo bà Huỳnh Thị Anh Vân - Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thì ngai vàng này là bảo vật độc bản, tức không có cái thứ hai tương tự.

Theo nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An thì vào những dịp lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần hay các buổi đại triều, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng đặt giữa điện Thái Hòa.

 
Điện Thái Hòa, nơi đặt ngai vàng duy nhất của Việt Nam còn lại.

Phía trong điện chỉ có các quan tứ trụ và những hoàng thân quốc thích mới được diện kiến nhà vua. Các quan khác có mặt đông đủ, đứng sắp hàng ngang theo thứ tự ghi trên các phẩm sơn bằng đá nhỏ đặt bên sân, theo nguyên tắc quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải.

Cũng theo ông Phan Thuận An, thời nhà Nguyễn trong kinh thành có những đội thợ chuyên chế tác đồ dùng cho hoàng gia và triều đình. Do đó, chiếc ngai được đóng tại chỗ chứ không phải đặt làm ở nước ngoài. 

Và đến thời Khải Định, vua cho trùng tu lại điện Thái Hòa và có cho làm lại bửu tán phía trên ngai vàng, chuyển từ chất liệu gấm lụa sang gỗ sơn son thếp vàng và chạm khắc rất tinh xảo.

 
Bên trong điện Thái Hòa

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho phục chế một số ngai vàng đặt ở bên trong Đại nội, lăng vua Tự Đức... để phục vụ du lịch, thu phí với những du khách muốn mặc áo hoàng bào chụp ảnh kỷ niệm. 

Triều Nguyễn được vua Gia Long lập lên vào năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Trải qua 143 năm, chiếc ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Sẽ không phá bỏ bức tranh Long vân khế hội tại chùa Diệu Đế

Tường Minh |

Đại đức Thích Hải Đức - Giám tự chùa Diệu Đế, cho biết sẽ không hạ giải trần chính điện của chùa mà giữ nguyên hiện trạng nhằm bảo tồn bức tranh Long vân khế hội.

Một “phố bảo tàng” bên sông Hương

Hoàng Văn Minh |

Sau nhiều năm quy hoạch và xây dựng, cuối cùng Huế cũng đã thấy được hình hài của một “phố bảo tàng” trên con đường đẹp nhất thành phố nằm bên bờ sông Hương.

Nhà Trúc chỉ ở km 135

Hoàng Văn Minh |

Trúc chỉ - một loại hình nghệ thuật độc đáo của Huế và Việt Nam đã rời Huế để “Nam tiến” và hiện đã có mặt ở km 135 tại Vinpearl Land, Nam Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Bali – xứ sở không có nhà cao quá ba tầng

Hoàng Văn Minh |

Một trong những yếu tố khiến Bali của Indonesia trở thành một “thiên đường du lich” với mỗi năm đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế chính là yếu tố văn hóa truyền thống thấm đẫm trong từng công trình kiến trúc và không gian sống.

Tái hiện những tinh hoa nghề Đông y ở Huế để phục vụ khách du lịch

Hoàng Văn Minh |

Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với Hội Đông y thành phố trưng bày chuyên đề “Tinh hoa Đông y Huế” nhằm tái hiện, giới thiệu những tư liệu, hiện vật, hình ảnh… về tổ chức, sinh hoạt của nghề Đông y xưa và nay.

Sẽ không phá bỏ bức tranh Long vân khế hội tại chùa Diệu Đế

Tường Minh |

Đại đức Thích Hải Đức - Giám tự chùa Diệu Đế, cho biết sẽ không hạ giải trần chính điện của chùa mà giữ nguyên hiện trạng nhằm bảo tồn bức tranh Long vân khế hội.

Một “phố bảo tàng” bên sông Hương

Hoàng Văn Minh |

Sau nhiều năm quy hoạch và xây dựng, cuối cùng Huế cũng đã thấy được hình hài của một “phố bảo tàng” trên con đường đẹp nhất thành phố nằm bên bờ sông Hương.

Nhà Trúc chỉ ở km 135

Hoàng Văn Minh |

Trúc chỉ - một loại hình nghệ thuật độc đáo của Huế và Việt Nam đã rời Huế để “Nam tiến” và hiện đã có mặt ở km 135 tại Vinpearl Land, Nam Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Bali – xứ sở không có nhà cao quá ba tầng

Hoàng Văn Minh |

Một trong những yếu tố khiến Bali của Indonesia trở thành một “thiên đường du lich” với mỗi năm đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế chính là yếu tố văn hóa truyền thống thấm đẫm trong từng công trình kiến trúc và không gian sống.

Tái hiện những tinh hoa nghề Đông y ở Huế để phục vụ khách du lịch

Hoàng Văn Minh |

Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với Hội Đông y thành phố trưng bày chuyên đề “Tinh hoa Đông y Huế” nhằm tái hiện, giới thiệu những tư liệu, hiện vật, hình ảnh… về tổ chức, sinh hoạt của nghề Đông y xưa và nay.