Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông - đánh thức vùng di sản nam Tây Nguyên

Mỹ An |

Tháng 7.2020, tổ chức UNESCO đã thông qua quyết định công nhận Công viên địa chất Đắk Nông (Đắk Nông) là Công viên địa chất toàn cầu. Đây là cơ hội để Đắk Nông có thêm điều kiện tốt nhất để bảo tồn các di sản văn hóa, kết hợp phát triển kinh tế bền vững...

Công viên địa chất toàn cầu là danh hiệu dành cho một khu vực tự nhiên có ranh giới địa lý - hành chính rõ ràng, chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất tầm cỡ quốc tế có giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, cùng các giá trị khác về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội... Tất cả cùng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách tổng thể.

Đây là Công viên địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (Cao Bằng).

Hồ Tà Đùng. Ảnh: DaknongGeopark
Hồ Tà Đùng. Ảnh: DaknongGeopark

Công viên địa chất là mô hình kết nối và tìm hiểu về sự hình thành của trái đất, thông qua hình thức du lịch địa chất. Là nơi du khách có cơ hội được tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm cấu tạo của các dạng địa hình. Mô hình này đề cao công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân và du khách để sống chan hòa với thiên nhiên, biết trân trọng những giá trị và tài nguyên của tạo hóa. 

Công viên địa chất Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với ranh giới trải dài trên 5 huyện và 1 thị xã gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và thị xã Gia Nghĩa.

Là một phần của cao nguyên M’Nông nên thơ, hùng vĩ, Công viên địa chất Đắk Nông là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực.

 
Thác nước D'ray Sáp. DaknongGeopark

Được hình thành từ triệu triệu năm trước do quá trình vận động của vỏ trái đất, song hệ thống hang động trong đá bazan khu vực Đray Sáp-Chư R’Luh chỉ mới được phát hiện từ năm 2007.

Hệ thống hang động núi lửa này đã được Hiệp Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản xác lập kỷ lục Đông Nam Á về cả quy mô, độ dài và tính độc đáo. Trong các hang động còn ẩn chứa nhiều điều bí mật về cơ chế thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng sinh học và di chỉ khảo cổ…

 
Vũ điệu cồng chiêng. Ảnh: Daknonggeopark

Trong khu vực Công viên địa chất còn có các di sản địa kiểu cổ sinh như các hóa thạch Cúc đá, các khuôn cây trong đá bazan; có các dãy núi cao phân bậc địa hình, các hồ nước tự nhiên đầy thơ mộng như hồ Ea Snô, hồ Trúc, hồ Tây… các miệng núi lửa độc đáo và đặc trưng như Chư R’luh, Nâm Kar, Băng Mo…. và hệ thống các thác nước đẹp, hùng vĩ như thác Gia Long, thác Băng Rúp, Dray Sáp…

Công viên địa chất Đắk Nông còn là khu vực có bề dày văn hóa, lịch sử, với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hồ Chí Minh và 5 di tích cấp quốc gia khác như: Ngục Đắk Mil, Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV, Di tích lịch sử lưu niệm N’Trang Gưh, Địa điểm Chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk, Địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ.

Thác Liêng Nung. Ảnh: Hà Thế Bảo
Thác Liêng Nung. Ảnh: Hà Thế Bảo

Với nhiều trầm tích văn hóa, sự hoang sơ độc đáo của Công viên địa chất toàn cầu chắc chắn sẽ hấp dẫn du khách, là cơ hội để phát triển kinh tế - du lịch. Tuy nhiên cũng đặt ra cho địa phương này trách nhiệm nặng nề trong quá trình bảo tồn và khai thác để đảm bảo không tác động tiêu cực vào thiên nhiên, nhưng đồng thời tạo được sức hút lớn để phát triển kinh tế.

Mỹ An
TIN LIÊN QUAN

Gia Lai: Kon Bông - dải lụa trắng giữa đại ngàn K’Bang

THANH TUẤN |

Kon Bông là tên một ngọn thác đẹp ở xã Đăk Roong, huyện K’Bang, Gia Lai. Ai đó đã ví con thác như dải lụa trắng trải dài trên nền cây rừng xanh của đại ngàn K’Bang. Đây được xem là điểm du lịch khám phá thú vị và hấp dẫn đối với du khách trong hành trình khám phá mảnh đất trên cao nguyên.

Sở hữu kỳ nghỉ ALMA - món quà dành tặng gia đình

Lưu Hoàng |

Để xây dựng thói quen dành thời gian bên nhau cho các gia đình, mô hình Sở hữu kỳ nghỉ ALMA đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu.

Gia Lai: Núi lửa Chư Đăng Ya - tắc kè hoa đổi màu

THANH TUẤN |

Vào thời điểm này, khách du lịch tìm đến núi lửa Chư Đăng Ya ở xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai để trải nghiệm. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước bức tranh sơn cước hữu tình cũng như vẻ đẹp đời sống của người dân địa phương nơi đây.

Kon Tum: Có một mùa đông ở Măng Đen

THANH TUẤN |

Trong những ngày giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, khung cảnh chen chúc nơi phố thị khiến nhiều người cảm giác ngột ngạt, nóng bức. Vì vậy, hành trình tìm đến Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 đang được nhiều du khách và giới trẻ ưa thích.

Gia Lai: Kon Bông - dải lụa trắng giữa đại ngàn K’Bang

THANH TUẤN |

Kon Bông là tên một ngọn thác đẹp ở xã Đăk Roong, huyện K’Bang, Gia Lai. Ai đó đã ví con thác như dải lụa trắng trải dài trên nền cây rừng xanh của đại ngàn K’Bang. Đây được xem là điểm du lịch khám phá thú vị và hấp dẫn đối với du khách trong hành trình khám phá mảnh đất trên cao nguyên.

Sở hữu kỳ nghỉ ALMA - món quà dành tặng gia đình

Lưu Hoàng |

Để xây dựng thói quen dành thời gian bên nhau cho các gia đình, mô hình Sở hữu kỳ nghỉ ALMA đã ra đời như một giải pháp hữu hiệu.

Gia Lai: Núi lửa Chư Đăng Ya - tắc kè hoa đổi màu

THANH TUẤN |

Vào thời điểm này, khách du lịch tìm đến núi lửa Chư Đăng Ya ở xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai để trải nghiệm. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước bức tranh sơn cước hữu tình cũng như vẻ đẹp đời sống của người dân địa phương nơi đây.

Kon Tum: Có một mùa đông ở Măng Đen

THANH TUẤN |

Trong những ngày giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, khung cảnh chen chúc nơi phố thị khiến nhiều người cảm giác ngột ngạt, nóng bức. Vì vậy, hành trình tìm đến Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 đang được nhiều du khách và giới trẻ ưa thích.