Hình ảnh và lịch sử chùa Đại Tuệ - Linh thiêng một cõi

Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo |

Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử cùa miền đất Bắc Trung bộ.
 
 Theo truyền thuyết, chùa được Mai Thúc Loan huy động nhân dân, quân sĩ sáng lập năm 713. Đến năm 1407 được Hoàng đế Hồ Quý Ly và Hoàng đế Hồ Hán Thương phục dựng. Hiện tại nền móng ngôi chùa cổ vẫn đang còn và được tôn trí trang nghiêm để khách thập phương tham quan và lễ bái.  Và Sau lưng chùa là đỉnh động Thăng Thiên có bàn cờ tiên bằng đá (Tương truyền đỉnh Thăng Thiên là nơi người hạ giới lên trời và nơi người trời xuống hạ giới).
 
Toàn cảnh chùa Đại Tuệ - trên đỉnh núi Đại Huệ Linh Thiên. Chùa Đại Tuệ nằm trên dãy núi Đại Huệ. Sở dĩ có tên núi Đại Huệ gắn liền với ý nghĩa di tích lấy tên của vua Quang Trung Nguyễn Huệ.  Năm 1789, trên đường ra Bắc đại phá quân Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dừng chân ở đây chiêu mộ mười vạn quân sĩ tổ chức huấn luyện ở trước sân chùa. Vua được nhà sư ở chùa hướng dẫn kế sách hành quân vừa tránh được tai mắt kẻ địch, rút ngắn được đường ra Thăng Long.  

Chùa cổ Đại Tuệ thờ Phật Bà Đại Tuệ tức là đại diện cho trí tuệ của Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiến, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật bà Đại Tuệ, ghi dấu Phật giáo lâu đời trên vùng đất Nghệ An. Từ trên đỉnh Thăng Thiên nằm phía sau lưng chùa Đại Tuệ có thể nhìn thấy non nước trùng điệp, thấy được dòng sông Lam uốn lượn, núi Hồng Lĩnh, núi Thiên Nhẫn  . . . bát ngát cả một khung trời kiêu hãnh của miền đất xứ Nghệ.

 
 Năm 2011, Chùa Đại Tuệ chính thức được khởi công xây dựng lại trên nền cũ với diện tích 20ha gồm 20 hạng mục, trong đó có 4 ngôi bảo điện chính, được trải dài từ chân núi lên đến đỉnh núi. Chùa được thiết kế dựa trên tư tưởng Tam thân Phật, với ý nghĩa Chùa Hạ đại diện cho Ứng thân Phật, chùa Trung đại diện cho Báo thân Phật và Chùa Thượng đại diện cho Pháp thân Phật.
 
 

Sau 4 năm xây dựng, chùa Thượng đã hoàn thành với bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng với chiều cao 32m thờ thất Phật thế tôn và Phật Mẫu Đại Tuệ, Phật Di Lặc, Đại hùng Bảo Điện 2 tầng với diện tích 1200m2, nhà Tổ đường diện tích 300m2, nhà thờ Ngũ đế diện tích 300m2, nhà kỷ niệm đường 250m2, Hồ Tiên (ao sen) diện tích 500m2 cùng với khu Tăng xá… 

 
 
 
 
 
 
 
 Trên núi Đại Huệ gần chùa Đại Tuệ có một ngôi mộ xây bằng đá. Người dân địa phương cho biết: Khi bị nhà Nguyễn truy sát, Hoàng đế Cảnh Thịnh (Vua Quang Toàn – con trai của Quang Trung) đã chạy lên núi Đại Huệ, xuống tóc tu tại chùa Đại Tuệ. Sau khi viên tịch, mộ vua Cảnh Thịnh đã được chôn cất tại đây. Cùng với một số di tích và những câu chuyện lan truyền trong dân gian, chùa Đại Tuệ còn lưu giữ pho tượng Phật Tam thế, 5 bộ sách kinh Phật, bia đá, một số bát hương, bát gốm cổ.
 
 Trước những đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử, trước sự nhiệt thành của thập phương Phật tử gần xa, tỉnh đã cố quyết định phục dựng chùa Đại Tuệ và thỉnh sư trụ trì là Thượng toạ Thích Thọ Lạc cùng vói nhân dân và Phật tử thập phương chung tay góp sức xây dựng chùa Đại Tuệ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Đây là ngôi chùa từng được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận bốn kỷ lục: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất và ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.

Theo Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo
TIN LIÊN QUAN

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Hoàng Tôn |

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.

Huyền bí hai pho tượng Ông Đen, Ông Đỏ ở chùa Nhạn Sơn

ĐÌNH PHÙNG |

Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp Nam, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đang thờ hai pho tượng khổng lồ cao khoảng 2,8m; trong đó, một ông sơn đen, một ông sơn đỏ. Xoay quanh hai pho tượng là câu chuyện rất huyền bí.

Thăm chùa Báo Quốc, nghe giai thoại giếng Hàm Long

Bảo Trung |

Tọa lạc ở một vị trí đắc địa giữa lòng Cố đô Huế. Chùa Báo Quốc được đánh giá là một trong những ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời  nằm ở nam sông Hương. Tuy vậy, điều đặc biệt thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan chùa này chính là nhờ những giai thoại bí ẩn xoay quanh Giếng Hàm Long...

Nhà thờ Phủ Cam - "Trái tim" của Giáo phận Huế

Bảo Trung - Minh Trí |

Được ví như "trái tim" cũng như bộ mặt của cả Giáo phận Huế, Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, với lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển, là một trong những thánh đường rộng lớn, đồ sộ và lâu đời nhất bậc nhất của đất Phú xuân xưa. Ngoài việc đóng vai trò của một cơ sở tôn giáo bình thường, đây còn là một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan, hành lễ.

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Hoàng Tôn |

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.

Huyền bí hai pho tượng Ông Đen, Ông Đỏ ở chùa Nhạn Sơn

ĐÌNH PHÙNG |

Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp Nam, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đang thờ hai pho tượng khổng lồ cao khoảng 2,8m; trong đó, một ông sơn đen, một ông sơn đỏ. Xoay quanh hai pho tượng là câu chuyện rất huyền bí.

Thăm chùa Báo Quốc, nghe giai thoại giếng Hàm Long

Bảo Trung |

Tọa lạc ở một vị trí đắc địa giữa lòng Cố đô Huế. Chùa Báo Quốc được đánh giá là một trong những ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời  nằm ở nam sông Hương. Tuy vậy, điều đặc biệt thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan chùa này chính là nhờ những giai thoại bí ẩn xoay quanh Giếng Hàm Long...

Nhà thờ Phủ Cam - "Trái tim" của Giáo phận Huế

Bảo Trung - Minh Trí |

Được ví như "trái tim" cũng như bộ mặt của cả Giáo phận Huế, Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, với lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển, là một trong những thánh đường rộng lớn, đồ sộ và lâu đời nhất bậc nhất của đất Phú xuân xưa. Ngoài việc đóng vai trò của một cơ sở tôn giáo bình thường, đây còn là một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan, hành lễ.