“Mục sở thị” hòn đá chém ở chùa Thập Tháp

ĐÌNH PHÙNG |

“Đất An Nhơn gió quyện mây lành/ Ngôi Thập Tháp ngàn năm in bóng...”. Những vần thơ trên gợi nhắc về vùng đất An Nhơn có ngôi chùa Thập Tháp nổi tiếng gắn với truyền thuyết về hòn đá chém.

Chùa Thập tháp tọa lạc trên ngọn đồi mang tên Long Bích (thuộc thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Ngôi chùa cổ kính này do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập. Theo văn bia tại chùa ghi lại, vào năm 1665 Thiền sư Nguyên Thiều theo chân các nhà buôn Trung Hoa đến xứ Đàng Trong, vào thủ phủ Quy Ninh (nay là tỉnh Bình Định). Tại đây, ngài đã lập ngôi chùa nhỏ để tham thiền và hoằng dương Phật pháp. Năm 1680, chùa chính thức được xây dựng quy mô lớn lấy hiệu là “Thập Tháp Di Đà tự”. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), chùa được vua sắc phong Sắc tứ Thập Tháp Di Đà tự, tính đến nay đã trên 300 năm tuổi.

Chánh điện chùa Thập Tháp. Ảnh: Đ.Phùng
Chánh điện chùa Thập Tháp. Ảnh: Đ.Phùng

Toàn cảnh chùa Thập Tháp trông rất nên thơ và hùng vĩ. Từ kiến trúc cho đến cảnh quan thiên nhiên, tất cả hòa quyện như một bức tranh thủy mặc sống động. Trước cổng chùa là hồ sen rộng 500m2, quanh năm sen nở thơm ngát một vùng. Bước vào tam quan, mọi sự nhiễu nhương của cuộc đời dường như khép lại, du khách như thể tận hưởng một luồng khí ấm ấp từ những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát.

Cây phi lao cổ thụ trước chánh điện có tuổi thọ nhiều thế kỷ. Ảnh: Đ.Phùng
Cây phi lao cổ thụ trước chánh điện có tuổi thọ nhiều thế kỷ. Ảnh: Đ.Phùng

Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu, mái lợp ngói âm dương, chia thành bốn khu, gồm: chánh điện, phương trượng, Đông đường và Tây đường. Các khu này nối liền nhau bằng một khoảnh sân trong gọi là giếng trời. Chánh điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Những đoạn trích cấu tạo kiểu giá chiêng, hai đầu chạm hoa cuộn. Bên trong chánh điện bài trí khám thờ.

Cổng vào khu phương trượng, Đông đường và Tây đường. Ảnh: Đ.Phùng
Cổng vào khu phương trượng, Đông đường và Tây đường. Ảnh: Đ.Phùng

Đặc biệt, tại cửa khu phương trượng của chùa có đặt hòn đá chém (cao khoảng 40cm, dài 1,5m, rộng 1,3m) rất nổi tiếng. Tương truyền, sau khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, liền chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù. Nhiều người ra trình diện thì Nguyễn Ánh nuốt lời, mang ra chém sạch. Tảng đá dùng để kê đầu tôn thất nhà Tây Sơn lên chém được đặt ngay cổng thành Hoàng Đế. Từ đó, hằng đêm trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, đòi mạng thống thiết, người dân và quan quân nhà Nguyễn không ai dám đi ngang qua cổng thành.

Khu phương trượng. Ảnh: Đ.Phùng
Khu phương trượng. Ảnh: Đ.Phùng

Để cứu chúng sinh, một vị trụ trì chùa Thập Tháp xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, nhà sư cho người mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp, đặt cạnh cây thị cổ thụ. Đến thời hòa thượng Phước Huệ làm trụ trì, hòn đá chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu phương trượng, sau lưng chánh điện của chùa để thường xuyên được nghe kinh kệ, giải tỏa những oan khiên.

Hòn đá chém đặt ở bậc tam cấp trước khu phương trượng. Ảnh: Đ.Phùng
Hòn đá chém đặt ở bậc tam cấp trước khu phương trượng. Ảnh: Đ.Phùng

Mới đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo (ở tỉnh Bình Định) khẳng định, đây không phải hòn đá bình thường, mà là viên bạch ngọc khổng lồ. Trong khi những chân tảng, những vật liệu đá xung quanh rêu mốc, phong hóa theo thời gian, thì hòn đá kê chân đi, phơi nắng dầm mưa, vẫn giữ màu trắng tinh khôi, sáng lóa trong ánh nắng chiều. Mỗi ngày, có không ít người dẫm chân lên, nhưng hòn đá vẫn sáng bóng, mịn màng, không hề bị bào mòn, không có một tì vết. Chỉ có chất liệu của ngọc, với độ cứng cấp 7, chỉ kém kim cương một chút, mới có thể vững bền với thời gian và sự tác động của con người đến như vậy.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo, hòn đá này là viên bạch ngọc khổng lồ. Ảnh: Đ.Phùng
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Hảo, hòn đá này là viên bạch ngọc khổng lồ. Ảnh: Đ.Phùng

Ở chùa Thập Tháp vẫn còn nguyên 3 cái giếng có từ thời vua Chế Mân (vương quốc Chămpa). Tương truyền, xưa kia khu vực đồi Long Bích này có khu vườn Lãng Uyển, là nơi vua Chế Mân cùng hoàng hậu Huyền Trân công chúa thưởng lãm cây cảnh, chim muông, hoa lá. Vì vậy mà 3 cái giếng được chùa sử dụng lấy nước từ xưa đến nay là di tích còn lại của vườn Lãng Uyển. 3 giếng được đào theo hình vuông, lòng giếng được xây bằng những viên đá ong lớn. Từ trên cao nhìn xuống, vị trí 3 cái giếng nằm tạo thành hình tam giác đều.

Ở chùa Thập Tháp vẫn còn nguyên 3 cái giếng có từ thời vua Chế Mân. Ảnh: Đ.Phùng
Ở chùa Thập Tháp vẫn còn nguyên 3 cái giếng có từ thời vua Chế Mân. Ảnh: Đ.Phùng

Ngoài kiến trúc bên trong, chùa Thập Tháp còn làm du khách ngỡ ngàng đến khâm phục khi chiêm ngưỡng khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc của nhiều thời đại khác nhau. Tất cả đều xây dựng từ thế kỷ XIX đến XX. Nét độc đáo của từng ngôi tháp được thể hiện qua những tầng mái cong vút và những nét chạm trên thân tháp.

Khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ trong chùa Thập Tháp. Ảnh: Đ.Phùng
Khu vườn tháp cổ với 24 bảo tháp lớn nhỏ trong chùa Thập Tháp. Ảnh: Đ.Phùng

Trong tất cả các chùa chiền ở miền Trung Việt Nam được xây dựng vào thời Lê - Nguyễn thì chùa Thập Tháp ở Bình Định là ngôi chùa cổ thuộc phái thiền Lâm Tế. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù cái cũ và mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa. Năm 1990, chùa Thập Tháp được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia. Từ những yếu tố đặc biệt mà mình sở hữu, chùa Thập Tháp đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi bật, hấp dẫn bất cứ ai đi du lịch đến vùng đất này.

ĐÌNH PHÙNG
TIN LIÊN QUAN

Tháp Đôi - vẻ đẹp cổ kính trong lòng thành phố biển

ĐÌNH PHÙNG |

Đến Quy Nhơn, nhiều du khách sẽ được nghe những câu ca dao mà người dân nơi đây thuộc làu: “Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/ Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình”, hay như: “Cầu Đôi liền với tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”… Và, ai đó đã từng nói rằng: “Gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ và lịch sử Quy Nhơn chính là di tích Tháp Đôi”.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất phố biển Quy Nhơn

ĐÌNH PHÙNG |

Nằm ở vị trí trung tâm của TP.Quy Nhơn, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định, là nơi sinh hoạt tôn giáo của tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Huyền bí tháp Nhạn

ĐÌNH PHÙNG |

“Phú Yên có đỉnh Cù Mông/Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba”, câu ca quen thuộc của người dân xứ Nẫu đã giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của mảnh đất này, trong đó có tháp Nhạn - công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm quý giá, biểu tượng của TP.Tuy Hoà ngày nay.

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Giữa đất trời cực Nam Tổ quốc - mũi Cà Mau

THUỲ TRANG |

Là mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước, mũi Cà Mau luôn được mỗi người dân Việt Nam nhắc đến với tình cảm thiêng liêng. Khu rừng ngập mặn, nơi cây “mắm trước đước sau” ôm lấy nhau giữ từng tấc đất của Tổ quốc – mũi Cà Mau luôn khiến bất kì ai xao xuyến khi đặt chân ghé thăm.

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Hoàng Tôn |

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.

Giữa lòng Sài Thành... vẫn còn đó một ngôi chùa không nhang khói

Bích Thủy |

Tổ Đình Bửu Long là một ngôi chùa rộng lớn, mang hình thái kiến trúc dung hòa với thiên nhiên, đất trời. Bên trong ngôi chùa có hệ thống các ngôi điện lớn dùng để thiền tham thiền, phảng phất không khí của những rừng thiền rất thịnh hành ở các nước Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Miến Điện. Các Thiền viện này mang những đặc điểm riêng biệt, vừa phù hợp với bản sắc dân tộc, vừa phản ánh được tính đặc thù của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam.

Huyền bí hai pho tượng Ông Đen, Ông Đỏ ở chùa Nhạn Sơn

ĐÌNH PHÙNG |

Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp Nam, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đang thờ hai pho tượng khổng lồ cao khoảng 2,8m; trong đó, một ông sơn đen, một ông sơn đỏ. Xoay quanh hai pho tượng là câu chuyện rất huyền bí.

Tháp Đôi - vẻ đẹp cổ kính trong lòng thành phố biển

ĐÌNH PHÙNG |

Đến Quy Nhơn, nhiều du khách sẽ được nghe những câu ca dao mà người dân nơi đây thuộc làu: “Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/ Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình”, hay như: “Cầu Đôi liền với tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”… Và, ai đó đã từng nói rằng: “Gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ và lịch sử Quy Nhơn chính là di tích Tháp Đôi”.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất phố biển Quy Nhơn

ĐÌNH PHÙNG |

Nằm ở vị trí trung tâm của TP.Quy Nhơn, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định, là nơi sinh hoạt tôn giáo của tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Huyền bí tháp Nhạn

ĐÌNH PHÙNG |

“Phú Yên có đỉnh Cù Mông/Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba”, câu ca quen thuộc của người dân xứ Nẫu đã giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của mảnh đất này, trong đó có tháp Nhạn - công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm quý giá, biểu tượng của TP.Tuy Hoà ngày nay.

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Giữa đất trời cực Nam Tổ quốc - mũi Cà Mau

THUỲ TRANG |

Là mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước, mũi Cà Mau luôn được mỗi người dân Việt Nam nhắc đến với tình cảm thiêng liêng. Khu rừng ngập mặn, nơi cây “mắm trước đước sau” ôm lấy nhau giữ từng tấc đất của Tổ quốc – mũi Cà Mau luôn khiến bất kì ai xao xuyến khi đặt chân ghé thăm.

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Hoàng Tôn |

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.

Giữa lòng Sài Thành... vẫn còn đó một ngôi chùa không nhang khói

Bích Thủy |

Tổ Đình Bửu Long là một ngôi chùa rộng lớn, mang hình thái kiến trúc dung hòa với thiên nhiên, đất trời. Bên trong ngôi chùa có hệ thống các ngôi điện lớn dùng để thiền tham thiền, phảng phất không khí của những rừng thiền rất thịnh hành ở các nước Phật giáo Nam Tông như Thái Lan, Miến Điện. Các Thiền viện này mang những đặc điểm riêng biệt, vừa phù hợp với bản sắc dân tộc, vừa phản ánh được tính đặc thù của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam.

Huyền bí hai pho tượng Ông Đen, Ông Đỏ ở chùa Nhạn Sơn

ĐÌNH PHÙNG |

Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp Nam, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đang thờ hai pho tượng khổng lồ cao khoảng 2,8m; trong đó, một ông sơn đen, một ông sơn đỏ. Xoay quanh hai pho tượng là câu chuyện rất huyền bí.