Những ngôi đền, chùa nổi tiếng Hà Nội thích hợp du xuân đầu năm

ANH THƯ (TH) |

Lễ chùa phần không thể thiếu trong tâm niệm mỗi người Việt những ngày đầu năm. Sau đây là những ngôi đền, chùa linh thiêng tại Hà Nội mà người dân và du khách thập phương thường ghé qua.

Phủ Tây Hồ

Tương truyền, Phủ Tây Hồ thờ mẫu Liễu Hạnh - 1 trong 4 vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng, vì vậy, mỗi dịp đầu xuân mới, hàng vạn người đã hành hương, kính lễ với ước nguyện năm mới an lành, may mắn, mọi việc được thuận buồm xuôi gió.

Một người dân cho biết, trong 5 ngày đầu năm mới, nơi đây luôn tấp nập người đến lễ tạ. Ảnh: TG
Một người dân cho biết, trong 5 ngày đầu năm mới, nơi đây luôn tấp nập người đến lễ tạ. Ảnh: TG

Bên ngoài Phủ, người viết sớ tập trung đông, phục vụ nhu cầu viết sớ bằng chữ Nho cầu bình an, công danh, dâng sao giải hạn, lễ tạ, may mắn cho người đi lễ.

Chùa Trấn Quốc

Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình.

Theo sử sách ghi lại, chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội) nguyên là chùa Khai Quốc, được dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến thời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thuý Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần).

Ảnh ST
Ảnh ST

Với lịch sử gần 1.500 năm của mình, chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội và từng là Trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ được thành lập từ thế kỷ 15 và cải tạo vào năm 1942. Tới năm 1980, chùa trở thành trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ.
Chùa Quán Sứ.

Sách “La thành cổ tích vịnh” do tiến sĩ Trần Bá Lãm soạn năm 1787 viết rằng: vào khoảng đời vua Trần Dụ Tông (1341—1369) triều đình cho dựng một tòa sứ quán để tiếp sứ thần các nước láng giềng Chiêm Thành, Vạn Tượng và Ai Lao. Triều ta vẫn theo nề nếp ấy". Từ đời Lê trung hưng về sau sứ thần có đến cống nạp phương và nghỉ ngơi ở đây.

Nhân thế gọi tên là chùa Quán Sứ. Chùa tọa lạc tại số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội.

Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến thời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lại bởi nhà sư Chiếu Liên và đô đốc quân Tây Sơn là Trần Văn Lễ. Sau này, chùa còn được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất là năm 1950, chùa được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

 

Chùa Phúc Khánh từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nức tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Ngay sau giờ phút giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may cho một năm mới của bản thân và gia đình.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn toạ lạc ngay trên hồ Hoàn Kiếm. Hai vẻ đẹp đó đã tạo nên một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất với vẻ đẹp hài hòa cho đền và hồ.

 

Đền Ngọc Sơn bao gồm quần thể kiến trúc gồm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lầu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình. Ngoài ra, đền thờ Văn Xương Đế Quân, một vị đạo sĩ học rộng tài cao của người Việt.

Đầu năm mới, nhiều người dân đã ghé qua đền Ngọc Sơn cầu năm mới may mắn, vạn sự hanh thông.


ANH THƯ (TH)
TIN LIÊN QUAN

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020

An Thượng |

Chẳng phải ngẫu nhiên mà đỉnh Núi Bà Đen (Tây Ninh) trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng Đông Nam bộ. Ít ai biết rằng, đỉnh núi này là nơi sở hữu cả một quần thể chùa, điện, miếu, tháp linh thiêng, có lịch sử hàng trăm năm, gắn liền với nhiều điển tích kỳ bí. Đó cũng là lý do chính khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hành hương thu hút đông du khách bậc nhất cả nước mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Thăm chùa Từ Hiếu - nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng

QUẢNG AN |

Sau khi trở về Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu (đường Lê Ngô Cát, TP. Huế) để tịnh dưỡng. Từ đó, chùa Từ Hiếu được nhiều tăng ni Phật tử, du khách gần xa tìm đến để tham quan, chiêm bái cũng như mong muốn được diện kiến thiền sư.

Ngắm vẻ đẹp độc đáo của hai nhà thờ lớn nhất Huế

Tăng Thùy Dung |

Bên cạnh các công trình kiến trúc cung đình, lăng tẩm, Huế còn được biết đến bởi những nhà thờ Công giáo có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Trong đó, phải kể đến 2 công trình nhà thờ nổi bật là Nhà thờ Dòng chúa cứu thế và Nhà thờ Phủ Cam.

Vãn cảnh cầu an ở quần thể chùa nổi tiếng nhất Tây Ninh dịp Tết 2020

An Thượng |

Chẳng phải ngẫu nhiên mà đỉnh Núi Bà Đen (Tây Ninh) trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng bậc nhất vùng Đông Nam bộ. Ít ai biết rằng, đỉnh núi này là nơi sở hữu cả một quần thể chùa, điện, miếu, tháp linh thiêng, có lịch sử hàng trăm năm, gắn liền với nhiều điển tích kỳ bí. Đó cũng là lý do chính khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hành hương thu hút đông du khách bậc nhất cả nước mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Thăm chùa Từ Hiếu - nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh tịnh dưỡng

QUẢNG AN |

Sau khi trở về Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu (đường Lê Ngô Cát, TP. Huế) để tịnh dưỡng. Từ đó, chùa Từ Hiếu được nhiều tăng ni Phật tử, du khách gần xa tìm đến để tham quan, chiêm bái cũng như mong muốn được diện kiến thiền sư.

Ngắm vẻ đẹp độc đáo của hai nhà thờ lớn nhất Huế

Tăng Thùy Dung |

Bên cạnh các công trình kiến trúc cung đình, lăng tẩm, Huế còn được biết đến bởi những nhà thờ Công giáo có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Trong đó, phải kể đến 2 công trình nhà thờ nổi bật là Nhà thờ Dòng chúa cứu thế và Nhà thờ Phủ Cam.