Vì sao Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam thu hút hàng triệu người?

Lục Tùng |

An Giang – Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam (thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) có sức hút du khách khó nơi nào có được.

Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam tọa lạc phường Núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) được nhiều người biết đến qua danh xưng ngắn gọn: Miếu Bà, có từ khi nào đến nay vẫn là một ẩn số, nhưng thực tế cho thấy mỗi năm có hàng triệu lượt người từ khắp nơi, cả trong lẫn ngoài nước tìm đến.

Một góc Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc - An Giang). Ảnh: LT
Một góc Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc - An Giang). Ảnh: LT

Bên cạnh yếu tố là một trong những di tích nằm trong cụm danh thắng thuộc Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, gồm: Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang..., Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam còn có sức hút du khách mà hiếm có di tích nào có được.

Trước hết, bao quanh nguồn gốc tượng Bà là truyền thuyết ly kỳ với nhiều câu chuyện truyền khẩu đầy hấp dẫn.

Truyền thuyết kể rằng, xa xưa, khi giặc đến quẫy nhiễu, một lần lên Núi Sam, gặp tượng Bà ngự gần đỉnh, chúng ra sức khiêng tượng xuống núi. Nhưng đến một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu không nhấc lên được.

Một tên trong đó tức giận làm gãy một phần cánh tay trái của Bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt. Từ đó Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp bóc, khỏi dịch bệnh.

Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam trong Khu Du lịch quốc gia Núi Sam về đêm. Ảnh: LT
Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam trong Khu Du lịch quốc gia Núi Sam về đêm. Ảnh: LT

Thấy được sự linh ứng, người dân quyết định khiêng tượng Bà về thờ cúng. Nhưng lạ thay, mấy chục thanh niên cường tráng lại không lay chuyển được tượng Bà. Trong lúc đó thì Bà "đạp đồng" về cho biết cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng. Quả nhiên, sau đó tượng Bà được khiêng đi dễ dàng.

Nhưng khi khiêng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Người dân nghĩ  Bà đã chọn nơi đây để an vị và lập miếu thời cúng. Nơi đó nay là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Tượng Bà Chúa xứ Núi Sam. Ảnh: LT
Tượng Bà Chúa xứ Núi Sam. Ảnh: LT

Từ đó xuất hiện những truyền thuyết đầy huyền bí về sự linh thiêng của vị thần xứ sở, như một sự màu nhiệm và linh thiêng đến khó giải thích... Nổi bật là chuyện Bà linh ứng trong việc trị tội phường trộm cắp.

Chuyện kể rằng, một lần tên trộm đột nhập vào trộm vàng đeo trên người bà. Sau khi trộm xong, hắn cố tìm cách thoát ra ngoài để tẩu tán. Nhưng càng cố thoát, hắn càng  bức bách vì loay hoay mãi trong khu vực miếu, cho đến khi bị phát hiện, bắt giữ.

Sau đó, bà "đạp đồng" về kể lại: Khi phát hiện trộm đột nhập, Bà định bẻ cổ để trừng trị, nhưng tìm mãi không thấy tay và cổ hắn đâu, chỉ thấy hai cái que đưa thẳng lên trời... Sau đó tra hỏi, mới biết, tên trộm đã “trồng cây chuối”, chổng hai chân lên trời để tránh Bà bẻ gãy cổ.

Người dân khắp nơi về lễ bái... (hình ảnh trước dịch) Ảnh: LT
Người dân khắp nơi về lễ bái... (hình ảnh trước dịch) Ảnh: LT

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng tồn tại hàng ngàn câu chuyện về Bà linh ứng phù trợ người nghèo. Bên cạnh hàng ngàn câu chuyện về việc phù hộ, độ trì những chí thú làm ăn trở nên giàu có... còn có nhiều truyền thuyết linh ứng: “Cầu được - ước thấy”: Chỉ cần thành tâm cầu nguyện, sẽ được Bà phù trợ mua may bán đắt, học hành tấn tới...

Chính vì thế mà mỗi năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt người từ khắp nơi tìm về lễ bái...

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Huyền bí những câu chuyện về Núi Cấm

NGUYỄN QUYỀN |

Về với mảnh đất An Giang, du khách có dịp được đặt chân đến vùng đất Thất Sơn tâm linh với bảy dãy núi nổi tiếng, trong đó có Núi Cấm. Đây là địa điểm được du khách chọn làm điểm cúng bái, tham quan bởi sự linh thiêng, huyền bí cùng khí hậu mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp.

Sắc Huế ở Gia Định

Thanh Hải- Nguyễn Khoa |

Dịp Quốc tế phụ nữ 8.3.2021, nhiếp ảnh gia Nguyễn Khoa (TP.HCM) đã có chuyến sáng tác, giới thiệu bộ ảnh về áo dài sắc tím - Huế. Bối cảnh là khu vực Lăng Ông - Lê Văn Duyệt ở khu vực Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM - nơi mà người địa phương hay gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu.

Chùa Hộ Quốc - Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc

Hải Minh |

Chùa Hộ Quốc (Phú Quốc) tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.

Huyền bí những câu chuyện về Núi Cấm

NGUYỄN QUYỀN |

Về với mảnh đất An Giang, du khách có dịp được đặt chân đến vùng đất Thất Sơn tâm linh với bảy dãy núi nổi tiếng, trong đó có Núi Cấm. Đây là địa điểm được du khách chọn làm điểm cúng bái, tham quan bởi sự linh thiêng, huyền bí cùng khí hậu mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp.

Sắc Huế ở Gia Định

Thanh Hải- Nguyễn Khoa |

Dịp Quốc tế phụ nữ 8.3.2021, nhiếp ảnh gia Nguyễn Khoa (TP.HCM) đã có chuyến sáng tác, giới thiệu bộ ảnh về áo dài sắc tím - Huế. Bối cảnh là khu vực Lăng Ông - Lê Văn Duyệt ở khu vực Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP.HCM - nơi mà người địa phương hay gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu.

Chùa Hộ Quốc - Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc

Hải Minh |

Chùa Hộ Quốc (Phú Quốc) tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.