Cần chuẩn bị gì để phượt bằng xe máy an toàn?

THÚY HIỀN |

Câu nói “All the gear, all the time” (tạm dịch: Đủ đồ mọi lúc, mọi nơi) dường như là “kim chỉ nam” cho phượt thủ khi bắt đầu một chuyến du lịch bụi. Việc chuẩn bị một hành trang đầy đủ trước cuộc hành trình là điều rất cần thiết, đặc biệt là trong một chuyến phượt đầy tự do nhưng cũng đầy mạo hiểm.

Kiểm tra phương tiện di chuyển

Xe máy là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi phượt thủ. Vì thế, hãy chú ý đến tình trạng của chiếc xe trước mỗi chuyến đi. Bạn nên kiểm tra còi, đèn pha, xi nhan, gương, thay dầu máy, nước làm mát, thay má phanh (nếu mòn).

Phượt thủ Tạ Nam Long còn chia sẻ thêm: “Cần phải kiểm tra lốp và săm thật kỹ, nên thay mới nếu thấy cần thiết. Chúng ta cũng cần bỏ thêm chìa khóa dự phòng của xe trong balo và học cách vá xe hay sửa xe cơ bản và phải mang theo bộ dụng cụ sửa xe”.

Hãy chăm sóc kĩ cho chiếc xe máy – người bạn đồng hành suốt chuyến đi phượt của mình. Ảnh: Yenchee
Hãy chăm sóc kĩ cho chiếc xe máy – người bạn đồng hành suốt chuyến đi phượt của mình. Ảnh: Yenchee

Thêm vào đó, khi di chuyển vào ban đêm, nhất là ở các khu vực hẻo lánh, phượt thủ cũng cần trang bị thêm những miếng dán phản quang cho xe máy để phương tiện của mình có thể dễ dàng được nhận ra trong bóng đêm trong những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

Việc trang bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân là một trong những điều quan trọng nhất. Phượt thủ có thể cất chứng minh nhân dân, giấy tờ xe, bằng lái vào túi nilon chống thấm nước và cất trong balo. Không nên để các loại giấy tờ trong cốp xe.

Bạn cũng có thể cất điện thoại vào một túi chống thấm nước để bảo quản trong chặng đường đi
Bạn cũng có thể cất điện thoại vào một túi chống thấm nước để bảo quản trong chặng đường đi

Ngoài ra, nhiều người còn cẩn thận photo thêm các bản sao chứng minh nhân dân và bằng lái và thường sẽ cất bản sao này trong túi áo. Thêm vào đó, bạn nên chuẩn bị thêm những tờ thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại người thân liên hệ, nhóm máu… để phòng trừ trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bản đồ hay các cẩm nang du lịch cũng khá cần thiết trong mỗi chuyến đi. Dựa vào những thông tin trên đây, bạn có thể nghiên cứu được điểm đến tiếp theo và con đường di chuyển ngắn, an toàn nhất cho cuộc hành trình.

Đồ đạc cá nhân – tối thiểu nhưng đầy đủ

Vì trên mỗi chặng đường bạn phải luôn mang vác theo hành lý của mình, nên đồ đạc hay những vật dụng cá nhân rất cần được sắp xếp hợp lý, gọn gàn để tiện cho việc di chuyển. Bạn cần đặt ưu tiên số 1 cho đồ bảo hộ, nhất là mũ bảo hiểm.

Chúng ta nên chọn mũ bảo hiểm chất lượng cao, càng kín mặt càng tốt. Bạn cũng nên trang bị thêm những dụng cụ bảo hộ ở đầu gối và khuỷu tay, vì khi ngã xe, đây là nơi bị va đập mạnh nhất và những chấn thương ở chỗ này thường cũng rất nghiêm trọng.

Các loại đồ bảo hộ cần có cho phượt thủ. Ảnh: Chợ tốt
Các loại đồ bảo hộ cần có cho phượt thủ. Ảnh: Chợ tốt

Ngoài ra, phượt thủ cũng cần chuẩn bị áo phản quang để mặc vào buổi tối hoặc dán những miếng decal xuyên đèn lên áo trong điều kiện thời tiết sương mù để tránh xảy ra tai nạn khi tầm nhìn bị hạn chế.

Dụng cụ y tế như băng gạc, băng ép, thuốc đỏ, băng cá nhân… là rất cần thiết khi có chấn thương. Bên cạnh đó, những loại thuốc thông dụng như đau đầu, hạ sốt, đau bụng cũng nên có trong hành lý của đoàn phượt để chủ động được trong nhiều tình huống.

Các dụng cụ y tế cho chuyến đi phượt của bạn
Các dụng cụ y tế cho chuyến đi phượt của bạn
Những vật dụng cá nhân quan trọng trong một chuyến phượt sẽ được sắp xếp gọn gàng vào một chiếc balo. Ảnh: Mytour
Những vật dụng cá nhân quan trọng trong một chuyến phượt sẽ được sắp xếp gọn gàng vào một chiếc balo. Ảnh: Mytour

Phượt thủ không cần thiết phải đem theo quá nhiều quần áo, chỉ cần mang từ 2-3 bộ gọn gàng và thoải mái nhất có thể và ưu tiên cho những trang phục thể thao để dễ vận động.

Bạn cũng không cần đem theo quá nhiều thức ăn và nên mua sắm các loại thực phẩm khô như mì tôm, lương khô, xúc xích… theo sự phân công của cả nhóm đi phượt.

Ngoài ra, hãy chuẩn bị một ít tiền mặt trong người để đề phòng những sự cố có thể xảy ra trong chặng đường đi của mình.

THÚY HIỀN
TIN LIÊN QUAN

Ghềnh Bàng điểm đến lý tưởng cho du khách thích “phượt”

KHÁNH NGUYÊN |

Cách trung tâm TP Đà Nẵng 20km, điểm du lịch Ghềnh Bàng nằm trên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) được xem là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích khám phá và thích đi “phượt”.

Trekking “sống lưng khủng long” Bình Liêu mùa hoa trẩu tháng 3

Phạm Ly |

Bình Liêu (Quảng Ninh) vốn được cộng đồng xê dịch mệnh danh là “cung đường tuần tra biên giới đẹp bậc nhất vùng Đông Bắc”. Mới đây, cung trekking này đã được xây dựng thêm một đường thang bộ dài khoảng 1,8 km với khoảng 2.000 bậc, giúp rút ngắn thời gian chinh phục cột mốc 1305 Bình Liêu trước mùa hoa trẩu đang cận kề.

Phượt nghĩa là nói không không với sự ràng buộc

THÚY HIỀN |

Khi du lịch theo tour đang ngày càng bão hòa và gây cảm giác bó buộc về mặt không gian, thời gian cho du khách thì những hình thức du lịch tự túc bắt đầu nở rộ. Phượt – hay còn gọi là du lịch bụi – là một cách xê dịch tự túc mà bạn có thể đi đến bất kì nơi đâu, chỉ cần có thời gian, tiền bạc và sức khỏe.

Kayak – “phượt” trên sông nước

THÚY HIỀN |

Chỉ mới phổ biến tại Việt Nam vài năm trở lại đây, thú chèo thuyền kayak nhanh chóng chinh phục nhiều vị khách thích khám phá và xê dịch bởi sự thú vị trong việc khám phá những miền sông nước mà những tour du lịch trên tàu, thuyền không thể nào đem lại được.

Ghềnh Bàng điểm đến lý tưởng cho du khách thích “phượt”

KHÁNH NGUYÊN |

Cách trung tâm TP Đà Nẵng 20km, điểm du lịch Ghềnh Bàng nằm trên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) được xem là điểm đến lý tưởng cho những du khách thích khám phá và thích đi “phượt”.

Trekking “sống lưng khủng long” Bình Liêu mùa hoa trẩu tháng 3

Phạm Ly |

Bình Liêu (Quảng Ninh) vốn được cộng đồng xê dịch mệnh danh là “cung đường tuần tra biên giới đẹp bậc nhất vùng Đông Bắc”. Mới đây, cung trekking này đã được xây dựng thêm một đường thang bộ dài khoảng 1,8 km với khoảng 2.000 bậc, giúp rút ngắn thời gian chinh phục cột mốc 1305 Bình Liêu trước mùa hoa trẩu đang cận kề.

Phượt nghĩa là nói không không với sự ràng buộc

THÚY HIỀN |

Khi du lịch theo tour đang ngày càng bão hòa và gây cảm giác bó buộc về mặt không gian, thời gian cho du khách thì những hình thức du lịch tự túc bắt đầu nở rộ. Phượt – hay còn gọi là du lịch bụi – là một cách xê dịch tự túc mà bạn có thể đi đến bất kì nơi đâu, chỉ cần có thời gian, tiền bạc và sức khỏe.

Kayak – “phượt” trên sông nước

THÚY HIỀN |

Chỉ mới phổ biến tại Việt Nam vài năm trở lại đây, thú chèo thuyền kayak nhanh chóng chinh phục nhiều vị khách thích khám phá và xê dịch bởi sự thú vị trong việc khám phá những miền sông nước mà những tour du lịch trên tàu, thuyền không thể nào đem lại được.