Áo dài, quà ngày 8.3, bình đẳng và sự khác biệt của Huế

Hoàng Văn Minh |

Mở cửa miễn vé cho phụ nữ cả trong nước và quốc tế khi mặc áo dài vào tham quan di sản Huế là một “món quà” mà lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên –Huế dành tặng cho chị em phụ nữ nhân ngày 8.3 năm nay. Và tất nhiên câu chuyện áo dài ở Huế không chỉ dừng lại ở “món quà”.

Nhân dịp 8.3 năm nay, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên –Huế đã ký công văn chỉ đạo đơn vị quản lý di tích cố đô Huế mở cửa miễn vé cho phụ nữ cả trong nước và quốc tế khi mặc áo dài vào tham quan di sản Huế.

Hoa hậu Ngọc Hân với tà áo dài Huế
Hoa hậu Ngọc Hân với tà áo dài Huế

Ông Phan Ngọc Thọ yêu cầu Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, thực hiện  miễn 100% giá vé tham quan các điểm di tích Huế (trong 3 ngày từ ngày 7 đến hết ngày 9.3.2019) đối với phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế.

Brandy Ngô – Hoa hậu người Việt thế giới 2015 trong tà áo dài Huế
Brandy Ngô – Hoa hậu người Việt thế giới 2015 trong tà áo dài Huế

Lý do để nhằm thực hiện chủ trương vận động phụ nữ Huế mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam và chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3.

Công văn cũng yêu cầu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế triển khai thực hiện ý kiến nêu trên và thông báo rộng rãi cho cán bộ, nhân dân biết để tham gia.

Cô gái Huế xưa đi chợ, qua ống kính của báo Life
Cô gái Huế xưa đi chợ, qua ống kính của báo Life

Áo dài xuất hiện đầu tiên tại Huế vào thập kỷ 1930 của thế kỷ trước khi họa sĩ Cát Tường thực hiện một cuộc cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân khiến nó chỉ còn hai vạt trước sau và nối dài vạt trước cho chấm đất, thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi cũng như sự gợi cảm của người phụ nữ.

Trang phục áo dài, đội nón trong phiên chợ Tết ở Huế xưa. Ảnh: TL
Trang phục áo dài, đội nón trong phiên chợ Tết ở Huế xưa. Ảnh: TL

Và áo dài lúc đó đã bị phản đối giữ dội của dư luận, thậm chí tẩy chay trước khi trở thành “quốc hồn quốc túy”. Thời đó ai mà mặc áo dài thì sẽ bị quy là đĩ thõa, lăng loàn… như đã từng được phản ánh trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

Để rồi hình ảnh những thiếu nữ trong tà áo dài tím, áo trắng uyển chuyển, thấp thoáng trên những con đường nên thơ của Huế, khắp nơi trên phố xá thị thành của đất nước đã hằn sâu trong ký ức của dân tộc.

Du khách đến Việt Nam thường bảo, Việt Nam là một trong những nước có nhiều người đẹp nhất thế giới, bởi trên đường phố cứ mười bước là gặp được một người đẹp trong tà áo dài.

Đáng tiếc là những hình ảnh đó là nét tiêu biểu độc nhất của quê hương Việt Nam nay không còn nữa. Ngày nay, áo dài chỉ được mặc để tham dự hay xuất hiện trong những sự kiện đặc biệt, thi hoa hậu hay biểu diễn thời trang trên sân khấu.

Áo dài Huế biến tấu để trình diễn
Áo dài Huế biến tấu để trình diễn

Một phụ nữ Huế có nhiều năm sinh sống ở Đức, Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan tiếc nuối: “Bây giờ chúng ta có nhiều chọn lựa trang phục hơn, nhiều mốt thời trang hơn và sau một thời gian chiếc áo dài vắng bóng trên đường phố, tâm lý con người hôm nay cũng đã khác, chiếc áo dài trở nên xa lạ, thậm chí những người nghèo còn không biết đến áo dài.

Áo dài Huế xuất hiện nhiều nhất là trên... sân khấu
Áo dài Huế xuất hiện nhiều nhất là trên... sân khấu

Áo dài chỉ dành cho một đẳng cấp nào đó như một thứ thời trang đặc biệt cho lễ lượt, chính điều ấy đã ly khai chiếc áo dài ra khỏi nhịp sống thường nhật vốn có. Nhiều người cho rằng chiếc áo dài bất tiện, gò bó, nhưng thời của chúng tôi, dù nắng hay mưa, chúng tôi vẫn chạy nhảy, đi xe đạp, chơi thể thao trong tà áo dài”...

Nay với mong muốn đưa hình ảnh áo dài Huế trở lại thời vàng son góp phần quan trọng nâng cao vị thế vẻ đẹp của người phụ nữ Huế, mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.

Bắt đầu từ tháng 9.2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quy định toàn thể nữ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện mặc trang phục áo dài truyền thống vào ngày thứ hai hàng tuần.

 

Trước đó nữa, nhân dịp khai giảng năm học mới 2018-2019, cũng ông Phan Ngọc Thọ đã có thư ngõ gửi các trường học Đại học, cao đẳng, trung cấp và trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh về việc hưởng ứng cuộc vận động mang trang phục áo dài truyền thống.

Thư viết: "Từ lâu Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Huế, tạo thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Cố đô nói chung, của cộng đồng nữ giáo viên và nữ học sinh, sinh viên nói riêng.

Với việc tích cực tham gia cuộc vận động này, hình ảnh áo dài Huế sẽ có cơ hội trở lại “Thuở vàng son” góp phần quan trọng nâng cao vị thế Ngành giáo dục và vẻ đẹp của người phụ nữ Huế với một tâm thế mới trong quá trình hội nhập và phát triển, “Làm cho Huế đẹp hơn” trong mắt bạn bè và du khách"…

 

Sau một thời gian thực hiện cuộc vận động đã tạo được hiệu ứng tích cực và nhận được sự hưởng ứng sâu rộng từ nhiều giới. Và sắp tới, giữa tháng 3.2019, theo đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã đồng ý chủ trương tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế” tại thành phố Huế.

Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan từng nói: “Thế hệ tôi tà áo dài hiện diện trong đời sống thường nhật, phụ nữ từ người bình dân buôn thúng bán bưng cho đến người cao sang đều… “bình đẳng” trong chiếc áo dài, bình đẳng trong vẻ đẹp cũng như tính cách con người, dù chất lượng vải vóc khác nhau, nhưng tính cách Việt vẫn là một, cho nên áo dài hoàn toàn gắn bó với đời sống của mỗi người”.

Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt Nam đều bình đẳng trong sắc đẹp theo cách nhìn của Tiến sĩ Thái Kim Lan. Nhưng với những ứng xử quanh chiếc áo dài thời gian gần đây, chắc chắn Huế sẽ tạo nên sự khác biệt rất độc đáo nếu thành công!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

"Tinh hoa đại ngàn" và hành trình chinh phục thế giới của cà phê Việt

Hữu Long |

"Tinh hoa đại ngàn" là chủ đề của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tới đây, lần thứ 7-2019 với hy vọng tiếp tục là sự cộng thêm nhiều giá trị và dấu ấn trong hành trình chinh phục thế giới của thương hiệu cà phê Việt.

Cháy homestay Đà Lạt: Nhiều chủ đầu tư còn đối phó với luật

M. K |

Trong những ngày gần đây, homestay The Wilder-nest Đà Lạt cháy lớn đang là thông tin gây xôn xao ở khắp các diễn đàn du lịch lớn nhỏ tại Việt Nam. Sự việc không chỉ khiến nhiều du khách quan ngại về tính an toàn mỗi khi thuê homestay, mà còn khiến nhiều chủ đầu tư gấp rút hoàn thiện các điều kiện pháp lý khi vận hành mô hình này.

Giấc mơ hoa trên đỉnh Trường Sơn

YÊN MÃ SƠN |

Ở đây có những địa điểm đẹp “nao lòng” như đỉnh Cu Vơ bồng bềnh sương, nơi có góc “view” ngắm mặt trời mọc đẹp nhất tỉnh Quảng Trị không thua gì Sa Pa hay Đà Lạt; lòng hồ thủy điện Rào Quán nơi sơn thủy hữu tình; quần thể cột điện gió Hướng Linh; sân bay Tà Cơn, nơi đến mùa hoa xuyến chi trắng ngút ngàn. Đặc biệt, đèo Sa Mù ranh giới giữa trời và đất…

Huế 4 mùa hoa – không nên dùng hoa giả

Hoàng Văn Minh |

Thành phố “bốn mùa hoa, hoa bốn mùa” là một trong những mục tiêu mà chính quyền tỉnh Thừa Thiên –Huế hướng đến trong đề án “Thừa Thiên –Huế xanh, sạch, sáng”. Và có ý kiến cho rằng, Huế không cần dùng hoa thật mà chỉ cần dùng hoa nhân tạo kết hợp với chiếu sáng…

"Tinh hoa đại ngàn" và hành trình chinh phục thế giới của cà phê Việt

Hữu Long |

"Tinh hoa đại ngàn" là chủ đề của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tới đây, lần thứ 7-2019 với hy vọng tiếp tục là sự cộng thêm nhiều giá trị và dấu ấn trong hành trình chinh phục thế giới của thương hiệu cà phê Việt.

Cháy homestay Đà Lạt: Nhiều chủ đầu tư còn đối phó với luật

M. K |

Trong những ngày gần đây, homestay The Wilder-nest Đà Lạt cháy lớn đang là thông tin gây xôn xao ở khắp các diễn đàn du lịch lớn nhỏ tại Việt Nam. Sự việc không chỉ khiến nhiều du khách quan ngại về tính an toàn mỗi khi thuê homestay, mà còn khiến nhiều chủ đầu tư gấp rút hoàn thiện các điều kiện pháp lý khi vận hành mô hình này.

Giấc mơ hoa trên đỉnh Trường Sơn

YÊN MÃ SƠN |

Ở đây có những địa điểm đẹp “nao lòng” như đỉnh Cu Vơ bồng bềnh sương, nơi có góc “view” ngắm mặt trời mọc đẹp nhất tỉnh Quảng Trị không thua gì Sa Pa hay Đà Lạt; lòng hồ thủy điện Rào Quán nơi sơn thủy hữu tình; quần thể cột điện gió Hướng Linh; sân bay Tà Cơn, nơi đến mùa hoa xuyến chi trắng ngút ngàn. Đặc biệt, đèo Sa Mù ranh giới giữa trời và đất…

Huế 4 mùa hoa – không nên dùng hoa giả

Hoàng Văn Minh |

Thành phố “bốn mùa hoa, hoa bốn mùa” là một trong những mục tiêu mà chính quyền tỉnh Thừa Thiên –Huế hướng đến trong đề án “Thừa Thiên –Huế xanh, sạch, sáng”. Và có ý kiến cho rằng, Huế không cần dùng hoa thật mà chỉ cần dùng hoa nhân tạo kết hợp với chiếu sáng…