Dự án quần thể du lịch - đô thị FLC tại Quảng Ngãi:

Chọn sự phồn thịnh của dân chứ không phải nhà đầu tư lớn, dự án to

Thanh Hải (theo Lao Động) |

Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ khẳng định, Quảng Ngãi luôn chọn mục tiêu ổn định đời sống, phát triển kinh tế cho người dân lên hàng đầu chứ không phải nhà đầu tư nào, dự án to hay nhỏ. Dựa án của FLC dự kiến triển khai tại Quảng Ngãi hiện chưa thực hiện bất cứ bước triển khai nào trong trình tự lập thủ tục đầu tư...

Vừa chạy, vừa sắp hàng

Trong khi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng sốt sắng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hỗ trợ cho Tập đoàn FLC triển khai các thủ tục đầu tư để kịp khởi công vào 19.5.2018 thì Bí thư tỉnh Ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ lại khẳng trịnh ngược lại.

 
Một phần Lý Sơn cũng bị Quảng Ngãi dự kiến giao cho FLC 

Trả lời PV báo Lao Động sáng 23.4, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết chữ cho biết, đến nay, dự án quần thể khu du lịch và đô thị FLC dự kiến đầu tư vào Quảng Ngãi chỉ mới là chủ trương kêu gọi đầu tư. Những động thái của địa phương vừa qua thể hiện sự cầu thị, mời gọi các nhà đầu tư có tiềm năng về để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới là định hướng chủ trương để tiến hành khảo sát, nghiên cứu chứ thực tế chưa có bất kỳ thủ tục đầu tư nào được triển khai cụ thể cả.

Những thông báo vừa qua của Văn phòng UBND tỉnh nêu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh là do chưa chặt chẽ về câu chữ, gây hiểu nhầm. Việc này sẽ được rút kinh nghiệm.

Hiện chúng tôi chưa nói gì được về dự án của FLC cả, vì chưa có bất cứ cái gì cụ thể. Kể cả dự án, quy hoạch, các báo cáo nghiên cứu để trình, xin cấp quyết định đầu tư. Về mặt quan điểm, Quảng Ngãi luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mang lại sự phát triển của địa phương, sự phồn vinh của người dân chứ chúng tôi không quan trọng họ là ai, dự án lớn hay nhỏ. Điều có thể khẳng định ngay nữa là Quảng Ngãi sẽ không bất chấp các quy định pháp luật để bỏ qua các trình thự thủ tục cấp phép đầu tư, triển khai dự án. Mọi thủ tục liên quan đến cấp phép đầu tư, triển khai dự án, đánh giá tác động môi trường, sử dụng đất nhất định phải tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Về đất quốc phòng, nếu thu hồi, điều chỉnh quy hoạch cũng phải đảm bảo các trình tự theo quy định pháp luật, được sự tham gia của quân đội. Riêng việc điều chuyển đồn biên phòng Bình Hải mà VP UBND tỉnh có đề cập, thì cũng xin nói lại cho rõ, đó là nơi xây dựng văn phòng, cơ quan làm việc của đồn biên phòng chứ không phải là đất quân đội quản lý, hay cứ điểm, trận địa phòng thủ quốc phòng. Tuy vậy, cũng chỉ là chủ trương, chưa có quyết định nào về việc di dời đồn Biên phòng Bình Hải này.

Xin nói thêm, đồn biên phòng An Bình hiện nằm trên bán đảo nhô ra biển, là đường độc đạo ra Gành Yến. Đồn An Bình gần như cứ điểm quan trọng ven biển, nằm giữa lòng làng An Cường. Vì vậy, nếu lấy đồn biên phòng An Bình giao cho dự án FLC, điều này đồng nghĩa sẽ xóa làng biển An Cường.

Chọ sự thịnh vượng của dân

Trong khi chưa hoàn tất các thủ tục đầu tư, chưa có cả quyết định đầu tư, quy hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường... song Chu tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng đã "dự lệnh" cho các ngành, địa phương điều chỉnh quy hoạch, trong đó có đất quốc phòng, thúc đẩy triển khai các thủ tục cho dự án được khởi công vào 19.5. Đặc biệt, việc đề xuất Thường vụ trích 500 tỷ để giải tỏa đền bù dân, giao đất sạch cho FLC, chỉ đạo quy hoạch chỉ chỉ chừa 1 một lối xuống biển trên khoảng cách 8km...  của ông Căng đã khiến người dân Quảng Ngãi và dư luận phản đối dứ dội.

 
Bình Châu, Bình Hải (Bình Sơn) và Lý Sơn là vùng đất có truyền thống vươn khơi, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa 

Cho đến thời điểm này, ông Căng né tránh tiếp xúc báo chí, trả lời các vấn đề được cho là vội vàng giao dự án cho nhà đầu tư. Trả lời vấn đề này, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ khẳng định không thể có việc đó. Cụ thể việc quy hoạch, sắp xếp dân cư như thé nào thì chưa thể nói bây giờ, vì chưa có nghiên cứu, quy hoạch cụ thể nào cả. Kể cả dự án cũng chưa có. Tuy nhiên, tôi khẳng định lại một lần nữa là có làm gì, đầu tư thế nào, nhưng Quảng Ngãi sẽ đảm bảo đời sống ổn định, phát triển kinh tế của người dân. Đặc biệt, với ngư dân thì mọi quy hoạch, sắp xếp phải phải gắn với biển.

Có mặt tại vùng biển Quảng Ngãi thời điểm này, chúng tôi cũng chứng kiến cảnh may mắn sống sót trở về đầy nước mắt của 6 ngư dân Bình Hải, Bình Châu vừa bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngoài vùng biển Hoàng Sa. Ông Nguyễn Tấn Ngọt, 58 tuổi là chủ tàu, ngư phủ lớn nhất trong số 6 người bị nạn trên con tàu QNg 90332 bị đâm chìm ở Hoàng Sa gần như kiệt sức. Đây là lần thứ 2 nhóm bạn đi biển này bị tàu Trung Quốc tấn công kể từ sau Tết đến nay. Trước đó, trong một chuyến biển bất trắc, con trai lớn của ông Ngọt đã bỏ mạng trên vùng biển Hoàng Sa. Lần bị đâm chìm này, 2 cha con ông may mắn sống sót, nhưng vợ ông ở quê nhà suýt chết vì âu lo trước nỗi đau chồng chất.

Đây cũng là một trong những lý lý do mà theo ông Bí thư Lê Viết Chữ là phải kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, nhưng mục tiêu đưa đời sống người dân phồn thịnh, sắp xếp làng chài gắn với biển lên hàng đầu chứ không phải nhà đầu tư nào và dự án lớn hay nhỏ.

Thanh Hải (theo Lao Động)