Nón Huế bị “cắm sừng” và sự ngờ ngợ về cái đẹp vĩnh cữu

Hoàng Văn Minh |

Những cô gái Huế mặc áo dài tím, đội những chiếc nón bị “cắm sừng” đi qua cầu Trường Tiền đang dậy sóng dư luận mấy hôm nay, trên một tờ báo, nhà thiết kế Minh Hạnh, người thực hiện ý tưởng gắn chữ lên nón Huế, nói rằng đó không phải là những chiếc sừng vì chữ có kích cỡ to, rõ ràng, không mang tính trừu tượng…

Như thường lệ, trong lễ tế tổ bách nghệ – lễ rước tôn vinh nghề (diễn ra vào chiều tối 29.4 trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019 do UBND thành phố Huế tổ chức) có hình ảnh các cô gái Huế mặc áo dài nhiều sắc màu, đội nón lá diễu hành trên đường phố.

 

Và chuyện chẳng có gì ầm ĩ nếu năm nay không có hình ảnh những thiếu nữ trong tà áo dài tím đội những chiếc nón có gắn chữ "HUE" trên đầu nhìn như những chiếc sừng!

Những hình ảnh này xuất hiện trên báo chí, mạng xã hội sau đó lập tức nhận được vô số “gạch đá” của dư luận kiểu chiếc nón và hình hài thướt tha của các cô gái Huế - một giá trị văn hóa tinh thần lâu đời của Huế, của Việt Nam đang bị đập phá không thương tiếc!

 

Trả lời báo chí, bà Phạm Quỳnh Dao, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin thành phố Huế, Phó Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2019 nói rằng ý tưởng này là của đạo diễn chương trình, nhà thiết kế Minh Hạnh với mục đích làm cho Huế rực rỡ, lung linh trong những ngày hội.

Nhà thiết kế Minh Hạnh thừa nhận đó là là ý tưởng của mình. Bà Minh Hạnh nói rằng tại sự kiện lễ tế tổ bách nghệ – lễ rước tôn vinh nghề có khoảng 40 chiếc nón được gắn chữ "HUE" như vậy. Còn tại lễ khai mạc (tối 26.4), bế mạc (1.5) của Festival, mỗi chương trình có 100 chiếc nón xuất hiện trên sân khấu.

 

Theo đó, chữ "HUE" được làm bằng chất liệu format, màu tím, xung quanh trang trí đèn led và được gắn lên trên chiếc nón; quanh vành nón lớn nhất cũng được trang trí bằng công nghệ này.

"Không hiểu vì sao nhiều người nhìn ra đó là cái sừng, chuyện này hơi lạ. Cái gì mới cũng cảm thấy lạ, tạo hình làm sao là cái sừng được" – bà Minh Hạnh nói.

Tạo hình là chuyện của nhà thiết kế, còn nhìn ra cái sừng hay cái gì khác và tiếp nhận hay phản đối là chuyện của công chúng. Tuy nhiên qua đợt tạo hình lần này, có cảm giác là nhà thiết kế Minh Hạnh có dấu hiệu của sự cạn kiệt ý tưởng đối với Festival Nghề truyền thống Huế - một lễ hội mà bà đã có mặt từ lần đầu tiên và xuyên suốt cho đến nay đã là kỳ thứ 8.

Mặt khác, chuyện cái sừng hay cái gì khác còn là trách nhiệm của những người duyệt chương trình – trong trường hợp này là lãnh đạo các cấp của thành phố Huế.

Họ, hoặc không dám phản biện vì “sợ” uy của nhà thiết kế Minh Hạnh; hoặc nói như họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông khi bình luận về sự kiện này rằng:

"Chừng nào người Việt còn ngờ ngợ giữa cái đẹp vĩnh cữu và cái phù phiếm con buôn thì chừng ấy cái đẹp còn bị cưỡng bức đến tàn lụi"...

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng mở tuyến tàu thuỷ Cù Lao Chàm: Phát triển vùng phải bền vững

THUỲ TRANG |

Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm nằm toàn bộ trong địa phận của TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam, là tài sản của nhân loại và được hoạch định phát triển song song với bảo vệ hệ sinh thái. Vì vậy, Đà Nẵng muốn thực hiện bất kì dịch vụ nào đến đây đều phải xin phép Hội An và phải dựa trên những tiêu chí nhất định.

Biểu diễn võ thuật bắt mắt qua hội thi cờ người ở xứ Huế

VIỄN CHINH - PHÚC ĐẠT |

Nằm trong chuỗi các sự kiện tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019. Hội thi cờ người được tổ chức vào ngày 28.4 và 30.4 tại công viên Thương Bạc (TP. Huế, Thừa Thiên Huế, thu hút rất đông đảo du khách thập phương đến xem, cổ vũ.

Đặc sắc dệt thổ cẩm: Mang tinh hoa từ các vùng miền đến Huế

VIỄN CHINH - PHÚC ĐẠT |

Trong nhiều không gian trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019, không gian dành cho dệt thổ cẩm được du khách trong và ngoài nước đặc biệt chú ý đến sự nổi trội vượt bật bởi màu sắc, nét đẹp mang nhiều tinh hoa.

UBND Đà Nẵng “nói không” với chai nhựa

T. A |

Tại các cuộc họp từ giữa tháng 4.2019, UBND TP. Đà Nẵng đã sử dụng chai thuỷ tinh thay cho chai nước nhựa như thường lệ.