Đua bò Bảy Núi – độc, đẹp và đã

Lục Tùng |

An Giang - Tiếng hò reo cổ vũ, tiếng rộn ràng của vũ điệu lâm-bông với đôi chân sơn nữ Khmer dìu dặt theo nhạc điệu ngũ âm đã tạo dấu ấn đặc biệt cho hội đua bò Bảy Núi.

Hàng năm vào dịp lễ Sene Dolta (lễ thờ cúng ông bà, hay còn gọi là lễ báo hiếu) là đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi (gồm 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên) tổ chức đua bò. Không chỉ là ngày hội để đồng bào Khmer đắm mình trong văn hóa cổ truyền, mà còn là dịp để các dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh đến thưởng thức. Sau thời gian tổ chức tự phát trong các phum sóc, hàng năm tỉnh An Giang đứng ra tổ chức hội đua bò cấp tỉnh, mỗi đợt thu hút trên dưới 100.000 lượt người tham gia. Đến đây, không chỉ mãn nhãn với những cuộc tranh tài duy nhất có ở vùng Bảy Núi với những giây phút căng thẳng, kịch tính và đầy hào hứng của những đôi bò xuất sắc nhất trong các phum, sóc, mà còn bị hút hồn bởi những hoạt động của chiều sâu của nền văn hóa lúa nước đặc thù... Tiếng hò reo cổ vũ, hòa cùng tiếng rộn ràng của vũ điệu lâm-bông với đôi chân sơn nữ Khmer dìu dặt theo nhạc điệu ngũ âm; rồi những món quà đầy tôn nghiêm của các vị sư sãi ban cho chủ các đôi bò... Tất cả đã đưa hội đua bò Bảy Núi đọng lại trong lòng mọi người dấu ấn 3D: độc, đẹp và đã.

Hội đua bò Bảy Núi ở tỉnh An Giang diễn ra vào dịp lễ Sene Dolta. Ảnh: LT
Hội đua bò Bảy Núi ở tỉnh An Giang diễn ra vào dịp lễ Sene Dolta. Ảnh: LT
Mỗi lần tổ chức, thu hút trên dưới 100.000 lượt người đến thưởng thức và cổ vũ. Ảnh: LT
Mỗi lần tổ chức, thu hút trên dưới 100.000 lượt người đến thưởng thức và cổ vũ. Ảnh: LT
Đua bò Bảy Núi được các nhà nghiên cứu xác định là độc đáo trong khu vực Châu Á bởi sự độc lạ về hình thức và chặt chẽ của “luật chơi“. Sân đua là mặt ruộng hình chữ nhật, sủng nước. Ảnh: LT
Đua bò Bảy Núi được các nhà nghiên cứu xác định là độc đáo trong khu vực Châu Á bởi sự độc lạ về hình thức và chặt chẽ của “luật chơi“. Sân đua là mặt ruộng hình chữ nhật, sủng nước. Ảnh: LT
Từng đôi bò thi đấu theo thể thức thi đấu độc đáo: xuất phát trước và sau. Ảnh: LT
Từng đôi bò thi đấu theo thể thức thi đấu độc đáo: xuất phát trước và sau. Ảnh: LT
Các cặp đôi phải thực hiện 2 nội dung thi đấu: hô (đi chậm, biểu diễn kỹ thuật) và thả (di chuyển với tốc độ cao nhất về đích). Người điều khiển đứng trên giàn bừa bằng gỗ phía sau để điều khiển đôi bò đi theo tốc độ mong muốn. Ảnh: LT
Các cặp đôi phải thực hiện 2 nội dung thi đấu: hô (đi chậm, biểu diễn kỹ thuật) và thả (di chuyển với tốc độ cao nhất về đích). Người điều khiển đứng trên giàn bừa bằng gỗ phía sau để điều khiển đôi bò đi theo tốc độ mong muốn. Ảnh: LT
Người điều khiển bò dùng gậy có đầu nhọn “chích” vào phần sau thân để thúc đôi bò đi với tốc độ cao. Các nguyên cứu cho rằng đây không phải là hành vi “bạo hành” mà là dấu hiệu cổ xưa đã phôi pha theo thời gian, không còn được định danh, về nghi lễ liên quan đến tế thần rừng của người Khmer vùng Bảy Núi. Ảnh: LT
Người điều khiển bò dùng gậy có đầu nhọn “chích” vào phần sau thân để thúc đôi bò đi với tốc độ cao. Các nguyên cứu cho rằng đây không phải là hành vi “bạo hành” mà là dấu hiệu cổ xưa đã phôi pha theo thời gian, không còn được định danh, về nghi lễ liên quan đến tế thần rừng của người Khmer vùng Bảy Núi. Ảnh: LT
 
Khi di chuyển với vận tốc cao trên nền ruộng sủng nước, các đôi bò tạo ra những chùm hoa nước lộng lẫy và hình ảnh tranh đua quyết liệt. Ảnh: LT
Khi di chuyển với vận tốc cao trên nền ruộng sủng nước, các đôi bò tạo ra những chùm hoa nước lộng lẫy và hình ảnh tranh đua quyết liệt. Ảnh: LT
Đến với hội đua bò Bảy Núi, người xem còn được trải nghiệm văn hóa của đồng bào Khmer với việc xem bò như thú cưng (PET). Các chủ bò bỏ tiền thuê xe tải chở bò đến sân đua. Ảnh: LT
Đến với hội đua bò Bảy Núi, người xem còn được trải nghiệm văn hóa của đồng bào Khmer với việc xem bò như thú cưng (PET). Các chủ bò bỏ tiền thuê xe tải chở bò đến sân đua. Ảnh: LT
Giữa các cuộc đua, các chủ đôi bò còn tranh thủ bồi dưỡng cho thú cưng của mình. Ảnh: LT
Giữa các cuộc đua, các chủ đôi bò còn tranh thủ bồi dưỡng cho thú cưng của mình. Ảnh: LT
Bên ngoài sân đua hào hứng, còn có hoạt động văn hóa, văn nghệ với những vũ điệu lâm-bông trên nền nhạc ngũ âm. Ảnh: LT
Bên ngoài sân đua hào hứng, còn có hoạt động văn hóa, văn nghệ với những vũ điệu lâm-bông trên nền nhạc ngũ âm. Ảnh: LT
Các vị sư sãi cũng tặng quà cho các chủ đôi bò tham dự cuộc đua. Ảnh: LT
Các vị sư sãi cũng tặng quà cho các chủ đôi bò tham dự cuộc đua. Ảnh: LT
Không gian và phần thưởng cho chủ các đôi bò đạt giải cao cũng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Ảnh: LT
Không gian và phần thưởng cho chủ các đôi bò đạt giải cao cũng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Ảnh: LT
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn người dự lễ hội khinh khí cầu ở An Giang dịp 2.9

Ý Yên |

Đông đảo người dân và du khách đổ về Khu du lịch Tà Pạ - Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để trải nghiệm bay khinh khí cầu.