Khách Việt tiết lộ trải nghiệm đắt giá nhất khi du lịch Thái Lan

Trần Phương Chi |

Trở về từ chuyến du lịch Thái Lan, nữ du khách Việt tiết lộ những trải nghiệm đáng giá khi tìm hiểu văn hóa, trò chuyện với người địa phương.

Trúc Vân, đến từ Đà Nẵng, có niềm đam mê viết lách và đi du lịch. Đối với Vân, điều đắt giá nhất từ mỗi chuyến đi là những câu chuyện về nơi cô đã đặt chân tới. Gần đây, cô đã có chuyến du lịch tới Bangkok, Thái Lan vào tháng 6, với những trải nghiệm văn hóa thú vị ít người chia sẻ.

Đầu tiên là câu chuyện về quan niệm sống. Người dân xứ sở chùa Vàng quan niệm cuộc sống giàu sang không phải có nhà và xe.

Nữ du khách Việt trên đường du lịch Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Quan niệm này ở Thái là điều mình thấy thích thú và bất ngờ nhất. Đối với người Thái, sự thịnh vượng không nằm ở vật chất, nhà ở, xe cộ mà là nằm ở đời sống tinh thần, sự lạc quan và sự ban phước. Khi đặt chân xuống đường phố, bạn sẽ thấy nhà và phương tiện của người Thái không quá hào nhoáng", nữ du khách chia sẻ.

Cô còn để ý thấy dù mật độ giao thông tại Thái Lan dày đặc, người dân hiếm khi bấm còi xe. Nét văn hóa tham gia giao thông này có thể được lý giải rằng đa số người dân theo đạo Phật nên chuộng cư xử hài hòa, không thích ồn ào, tránh xung đột hay gây hấn.

Bấm còi bị coi là thiếu tôn trọng, hành xử hung hăng trên đường. Do đó đây là điều cấm kỵ trên đường phố Thái Lan.

Xe taxi ở Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Xe taxi ở Thái Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Người Thái Lan luôn tôn trọng tất cả mọi người, dù họ thuộc bất kì quốc gia, giới tính nào. Điều đó thể hiện qua cách chào là chắp tay vái thay vì bắt tay hoặc ôm.

Bởi họ cho rằng chạm vào cơ thể người khác khi chưa được cho phép là hành vi bất lịch sự, thiếu tôn trọng đối phương. Kể cả việc bình phẩm hay chỉ trích cơ thể, giới tính của người khác cũng vậy", Trúc Vân chia sẻ.

Qua những cuộc trò chuyện, nữ du khách nhận thấy người Thái Lan rất coi trọng gia đình. Theo người dân địa phương, ngày sinh nhật là ngày để cảm tạ bố mẹ vậy nên dù bận công việc hay ở xa họ cũng đều sắp xếp để trở về nhà để quỳ xuống rửa và hôn chân cha mẹ. Đây là phong tục truyền thống để báo hiếu cho cha mẹ vì đã có công sinh thành.

Thêm vào đó, việc tu tâm cũng được chú trọng. Ở Thái Lan có 5 lời khuyên mỗi người luôn cố gắng thực hiện: Ăn trước khi đói - Suy nghĩ trước khi nói - Uống thuốc phòng trước khi bệnh - Đi tu trước khi lấy vợ - Làm phước trước khi làm giàu.

Đám cưới ở Thái Lan chỉ làm mâm cỗ, quan trọng là hạnh phúc lứa đôi, không tiệc tùng linh đình. Nhưng bù lại quà thách cưới rất lớn. Thanh niên muốn lấy vợ phải có "chứng chỉ đi tu", hoàn thành tu tập trước khi lập gia đình.

"Chuyến vừa rồi mình vẫn chưa được ăn đặc sản Thái nhưng nghe được những câu chuyện này, cảm thấy thực sự xứng đáng", nữ du khách bày tỏ.

Trần Phương Chi
TIN LIÊN QUAN

Philippines muốn quảng bá đặc sản nổi tiếng như phở Việt, tom yum Thái Lan

Thanh Trà |

Philippines xếp thứ 33 trong danh sách các nền ẩm thực hàng đầu của TasteAtlas, nhưng thứ hạng vẫn thấp hơn với các nước láng giềng như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan...

Theo chân blogger Việt đi tìm thiên đường biển ít người biết ở Thái Lan

Đan Thanh (Ảnh: Phạm Quang Tuân) |

Blogger Phạm Quang Tuân bất ngờ khi đến Trat, một tỉnh rất ít khách du lịch quốc tế ở Thái Lan, với hai hòn đảo giữa biển xanh, bờ cát trắng mịn tựa như thiên đường bỏ quên.

Đến Bangkok tìm quán Pad Thái huyền thoại ngon nhất Thái Lan

Đức Mạnh |

Thipsamai được mệnh danh là quán Pad Thái lâu đời nhất tại Bangkok với gần 85 năm tuổi. Thực khách sẽ thấy ấn tượng bởi cách bài trí tỉ mẩn cũng như phương pháp nấu truyền thống bằng bếp than của người Thái Lan.