Thành phố La Mã thất lạc tại Pyrenees Tây Ban Nha
Có nhiều thành phố thất lạc được phát hiện trên thế giới và gần đây nhất là thông tin về một thành phố La Mã bị chôn vùi tại dãy núi Pyrenees thuộc Tây Ban Nha.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ vẫn chưa có câu trả lời chính xác về thời gian thành phố này bị lạc tới đây cũng như tên gọi đúng của nó. Vì vậy, hiện tại mọi người đang tạm gọi thành phố này là El Forau de la Tuta. Nó được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công nguyên khi Đế chế La Mã đang ở thời kỳ đỉnh cao.

Xác tàu đắm của Ernest Shackleton được tìm thấy tại Nam Cực
Với mong muốn trở thành người đầu tiên băng qua Nam Cực, ông Ernest Shackleton và thủy thủ đoàn gồm 27 người đã thực hiện chuyến thám hiểm xuyên Bắc Cực vào năm 1912 trên con tàu Endurance. Khi con tàu bị kẹt trên biển băng và chìm vào năm 1915, nó đã đưa Shackleton và thủy thủ đoàn của ông vào một cuộc phiêu lưu kéo dài một năm mới tìm được đường trở về.
Chuyến hành trình thám hiểm của Ngài Ernest Shackleton đến Nam Cực đã mê hoặc mọi người trong suốt một thế kỷ. Và vào năm 2022, câu chuyện này đã bước sang một chương mới. Một nhóm nghiên cứu Bắc Cực đã tìm thấy xác tàu đắm Endurance sâu dưới đáy biển Wedell, trong tình trạng tốt đáng kinh ngạc, đây một phát hiện mang tính đột phá và ngoạn mục.

Quan tài được ẩn dấu bên dưới các đường xoắn ốc của Nhà thờ Đức bà - Paris
Sau trận hỏa hoạn kinh hoàng thiêu rụi Nhà thờ Đức Bà Paris vào năm 2019, các nhà khảo cổ học đã được gọi đến hiện trường để đo lường mức độ thiệt hại.
Trong quá trình cải tạo Nhà thờ, người ta phát hiện ra hai ngôi mộ bằng chì, được chôn bên dưới các tháp xoắn ốc có phong cách Gothic.

Theo tiết lộ của các nhà khảo cổ, họ tìm thấy từ hầm mộ hai quan tài. Trong đó, quan tài đầu tiên thuộc về một giáo sĩ giàu có của nhà thờ tên là Antoine de la Porte, và quan tài thứ 2 của "Le Cavalier". Từ những vật dụng cho quan tài, "Le Cavalier" có thể là thành viên thuộc giới thượng lưu và sinh sống vào khoảng giữa thế kỷ 14 và 17, xác của ông dường như đã được ướp và chôn cất với một vòng hoa.
Có rất nhiều thắc mắc vẫn chưa được giải đáp về việc làm thế nào và tại sao hai người đàn ông này lại được chôn cất ở một địa điểm uy nghi như vậy.
Ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất thế giới được tìm thấy ở Pakistan
Một trong những khám phá tuyệt vời nhất gần đây là việc tìm thấy di tích được coi là lâu đời nhất còn sót lại của một ngôi chùa Phật giáo.
Tọa lạc tại thị trấn Barikot, Thung lũng Swat - Gandhara, nơi nền văn hóa Ấn - Hy được phát triển mạnh mẽ sau cuộc chinh phục của Alexander Đại đế. Các nhà khảo cổ tin rằng ngôi chùa này có niên đại từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Về thời điểm xây dựng, có thể di tích này đã bắt đầu được thi công sau cái chết của người sáng lập Phật giáo - Siddhārtha Gautama, ông được biết đến là người sống khoảng giữa thế kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên.

Với những gì đã được khai quật cho tới nay, nơi này thực sự là một công trình kiến trúc vô cùng phức tạp và rộng lớn. Các tòa nhà cao tới 3 mét, gồm nhiều phòng dành cho các nhà sư ở và một bảo tháp - đặc trưng của các ngôi chùa. Tại địa điểm khai quật, các đồ vật như tượng, tiền xu, đồ gốm và các đồ tạo tác khác cũng đã được tìm thấy.
Ngôi đền cổ thờ thần Zeus ở Ai Cập
Sự thờ phụng thần Zeus được bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên theo thời gian, tín ngưỡng này đã ngày một lan rộng đến những nền văn minh khác trên thế giới, trong đó có Ai Cập. Một ngôi đền mới được phát hiện gần đây tại Tel Al-Farma, Tây Bắc bán đảo Sinai đã tiết lộ điều đó.
Ngôi đền này khi xưa được xây dựng để thờ thần Zeus và Kasios - một vị thần thời tiết có liên quan đến núi Kasios. Vào thời cổ đại, khu vực của ngôi đền được gọi là thành phố Pelusium, đây là một thành phố quan trọng trong thời Hy Lạp - La Mã và Byzantine.