Sân vận động nhấp nhô như ruộng bậc thang chỉ có ở Nam Phi

Minh Anh (Theo MG, OddityCentral) |

Sân vận động Mmabatho ở Nam Phi nổi tiếng với thiết kế khác thường được ví như “một bông hoa tulip đang nở rộ”, nhưng không hữu ích cho cổ động viên.
Sân vận động nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuko News
Sân vận động nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuko News

Nằm cách thành phố Johannesburg 300km, gần biên giới Nam Phi với Botswana, Mmabatho là sân vận động lớn thứ năm ở châu Phi nhưng hiếm khi được sử dụng vì thiết kế không thực tế. 

Sân vận động Mmabatho ra đời vào năm 1981 tại thành phố Mahikeng. Đội thiết kế thuộc một công ty xây dựng Israel, gồm kiến ​​trúc sư Israel Goodovitch và kỹ sư Ben Abraham, nảy ra ý tưởng thiết kế sân Mmabatho đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của thiết kế sân vận động

Sân vận động kỳ lạ nhất thế giới - Mmabatho được xây dựng ở Nam Phi. Ảnh: Football Stage
Sân vận động kỳ lạ nhất thế giới - Mmabatho được xây dựng năm 1981 ở Nam Phi. Ảnh: Football Stage

Khán đài xây hẳn lên cao so với mặt sân, chia thành từng ô nhấp nhô, khá giống với ruộng bậc thang. Nhưng hướng của khán đài không thẳng xuống sân, buộc cổ động viên phải ngồi chéo ghế hoặc quay đầu sang một bên để theo dõi trận đấu.

Thiết kế khác thường cản trở trải nghiệm theo dõi các trận bóng của cổ động viên là lý do chính Mmabatho bị hắt hủi trong FIFA World Cup 2010, dù sức chứa lên đến 59.000 người. Sân vận động này chỉ được sử dụng trong các trận đấu từ thiện hoặc làm sân trung lập giữa các câu lạc bộ bóng đá Nam Phi

 
Sân vận động này thường được mô tả là “kỳ lạ” và thậm chí là “kỳ quái”, nhưng vẫn có một số người coi đây là một tác phẩm nghệ thuật, thậm chí còn được ví như “bông hoa tulip đang nở rộ”. Ảnh: Stadium Base

Thiết kế phi thực tế, nhưng Mmabatho còn có một bản sao ra đời sau vài năm là sân vận động Odi cách đó 245km, thuộc khu dân cư ngoại ô Mabopane của Nam Phi. Sân Odi cũng có sức chứa đến 60.000 người.

Trong khi Mmabatho vẫn có thể được sử dụng cho những sự kiện sau hàng chục năm, show trình diễn âm nhạc... thì Odi không may mắn như vậy. Năm 2005, sân vận động bị đóng cửa vì không tuân thủ các quy định về an toàn và xây dựng. Nơi này gần như bị bỏ hoang hoàn toàn và đối mặt với nguy cơ đổ sập bất kì lúc nào.

Dù những sân vận động này không hữu ích cho người yêu thể thao, đây lại là những công trình thu hút các vị khách du lịch ưa tìm hiểu, khám phá kiến trúc, văn hóa và câu chuyện lịch sử của địa phương. Người yêu nghệ thuật ví thiết kế này như "một bông hoa tulip đang nở rộ".

 
Điểm phân biệt giữa Odi và Mmabatho là màu sắc của đường bao quanh mặt sân. Ảnh: Stadium DB
 
Thiết kế của sân vận động như "đánh đố" khán giả. Ảnh: Twitter
 
Thời hoàng kim của sân vận động Odi. Ảnh: Colgados por el Futbol

Khách du lịch đến thành phố Mahikeng còn có thể ghé thăm nhiều khu bảo tồn thiên nhiên như Mafikeng Game Reserve, Lion & Safari Park, De Wildt Cheetah & Wildlife Trust... để khám phá thế giới hoang dã. Hoặc, đến làng văn hóa Lesedi Cultural Village, quảng trường Nelson Mandela, bảo tàng thành phố Mafikeng... nếu muốn tìm hiểu các câu chuyện văn hóa, lịch sử địa phương.

Minh Anh (Theo MG, OddityCentral)
TIN LIÊN QUAN

Giới trẻ mê mẩn góc check in đậm chất Hàn Quốc ở sân vận động Đà Lạt

Chi Trần |

Sân vận động Đà Lạt trở thành địa điểm mới thu hút các bạn trẻ đến chụp ảnh, tham quan.

Đoàn Famtrip lữ hành Nam Phi khảo sát du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam

Tường Minh |

Đà Nẵng - Trung tâm Xúc tiến Du lịch phối hợp cùng Hãng hàng không Singapore Airlines tổ chức đón đoàn Famtrip lữ hành Nam Phi đến tham quan, khảo sát du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam.

Cảnh đẹp Nam Phi - quê hương của Hoa hậu Siêu quốc gia 2022

Quỳnh Nga |

Đất nước Nam Phi nơi Hoa hậu da màu duy nhất của Miss Supranational sinh sống sở hữu rất nhiều điểm đến nổi tiếng được du khách quốc tế yêu thích.