Tại sao chùa Nhật Bản gióng 108 tiếng chuông đón năm mới

Chí Long |

Nhật Bản là một trong những quốc gia Châu Á ăn Tết dương lịch và coi đây là ngày lễ lớn trong năm.

Trước đây, người Nhật cũng ăn Tết âm lịch như Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác. Tuy nhiên, từ năm 1873 đến nay, Nhật Bản chuyển sang đón Tết dương lịch như các nước phương Tây.

Người Nhật chọn Tết dương lịch để giảm bớt số ngày nghỉ của người dân, nhằm tiết kiệm thời gian. Mặc dù vậy, họ vẫn giữ nét phong tục, tập quán đón Tết mang đậm phong cách phương Đông.

Người Nhật Bản đón Tết dương lịch như các nước phương Tây. Ảnh:HIS USA
Người Nhật Bản đón Tết dương lịch như các nước phương Tây. Ảnh:HIS USA

Tết dương ở Nhật Bản được gọi là Omisoka. Đúng 0h00 đêm giao thừa, tất cả các ngôi chùa tại đất nước này đồng loạt gióng 108 tiếng chuông để chào đón năm mới.

Có nhiều lời lý giải về phong tục đặc biệt này của người Nhật. Trong đó, có tài liệu cho rằng 108 tiếng chuông tượng trưng cho 108 điều ước, ham muốn trần tục của con người như giàu có, ăn ngon, mặc đẹp... nhưng bản thân chúng lại mang đến không ít mâu thuẫn, tội lỗi.

Các nhà thờ, đền sẽ gióng 108 hồi chuông vào đêm giao thừa. Ảnh: Kyodo News
Các ngôi chùa sẽ gióng 108 hồi chuông vào đêm giao thừa. Ảnh: Kyodo News

108 tiếng chuông ngân lên giống như dấu hiệu xóa bỏ những ham muốn trần tục, để mọi người cùng nhau bắt đầu năm mới nhiều may mắn, an lành.

Một cách lý giải khác dựa theo nghĩa của từ Shikuaku (Tứ khố bát khổ) trong tiếng Nhật. Cụ thể, Shikuaku có nghĩa là lối sống lo âu bộn bề, dù sống trong hoàn cảnh sung túc, đủ đầy nhưng vẫn có nhiều thứ phải lo nghĩ.

Ý nghĩa của 108 hồi chuông là muốn con người bỏ qua mọi lo lắng, bộn bề đó để bắt đầu năm mới thoải mái, nhẹ nhõm hơn.

Phong tục này mang nhiều ý nghĩa ở Nhật. Ảnh: Muza chan
Phong tục này mang nhiều ý nghĩa ở Nhật. Ảnh: Muza chan

Bất kể vì lý do gì, việc 108 tiếng chuông ngân vang tại tất cả các đền, chùa ở Nhật là phong tục không thể thiếu của người dân xứ anh đào.

Ngoài ra, người Nhật vẫn giữ các phong tục khác như dọn dẹp, trang trí nhà cửa trước ngày Tết, cùng nấu ăn, quây quần trong bữa cơm tất niên và chào đón phút giao thừa.

Người Nhật cũng có phong tục đến đền chùa bái lễ dịp đầu năm. Ảnh: Kobe Jones
Người Nhật cũng có phong tục đến đền chùa bái lễ dịp đầu năm. Ảnh: Kobe Jones

Trong 3 ngày Tết, họ sẽ đến nhà người thân, họ hàng, bạn bè để chúc tụng. Theo truyền thống, các nhà đều để một cuốn sổ  và bút chì trước cổng để người đi chúc Tết ghi lại địa chỉ, mang ý nghĩa là đã từng đến thăm nhà.

Ngoài ra, người Nhật cũng có phong tục lì xì cho trẻ em nhân dịp đầu năm mới.

Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Thưởng ngoạn mùa hoa anh đào ở Nhật Bản, Hàn Quốc

Quỳnh Nga (Ảnh: Vietravel) |

Có dịp đến Nhật Bản vào tháng 3, 4, đi trên bất kỳ con đường, góc phố hay lạc vào công viên, ngôi chùa nào, bạn cũng sẽ gặp những cây hoa anh đào bung nở như chốn thần tiên.

Khám phá học viện thời trang Bunka, Nhật Bản - nơi sinh ra nhiều tài năng

DI PY |

Tại “Khám phá thời trang Nhật Bản” tập 5, MC Hiền Shino và TikToker Snoop.pi đưa khán giả tìm đến “thánh địa thời trang” Tokyo để bật mí sự kết hợp đặc sắc giữa kỹ thuật dệt may truyền thống với nền công nghệ tiên tiến xuất hiện trên các bộ trang phục độc đáo.

Nhật Bản đăng quang Hoa hậu Du lịch Thế giới, Việt Nam lọt top 3

Ngọc Trang - Đình Dy |

Tối 10.12, chung kết cuộc thi Miss Tourism World 2022 diễn ra tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc thu hút sự quan tâm của đông đảo truyền thông và khán giả quốc tế.