Tết cổ truyền của người H'mong Sơn La vào đầu tháng chạp

Vân Hoa |

Đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày cuối tháng 11 hoặc đầu tháng chạp. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi.

Đầu tháng Chạp Âm Lịch, tại các xã vùng cao của Sơn La, người Mông đã nhộn nhịp không khí đón Xuân. Từ ngày 25 Tết, các gia đình bắt đầu mổ lợn để làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho dân bản có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và mọi điều may mắn: một phần để dâng cúng, một phần đem sấy treo gác bếp, thịt mỡ ngâm muối làm thực phẩm giữ được lâu, một phần mời anh em họ hàng đến ăn mừng cùng gia đình.

 
Mổ Lợn là việc không thể thiếu trong các hoạt động chuẩn bị đón Tết của người Mông

Ngoài ra trong mâm cúng không thể thiếu bánh dày (tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, là vũ trụ, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất) được làm từ gạo nếp nương. Bánh dày còn được dùng làm quà biếu nhau trong dịp đầu năm mới. 

 
Mổ lợn là việc không thể thiếu trong các hoạt động chuẩn bị đón Tết của người Mông
Tối 29/11 Âm lịch, thời khắc giao thừa chuẩn bị đến cũng là lúc khắp Bản Co Mạ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, các hộ dân tộc Mông trong bản nhà nào nhà nấy đều quây quần bên mâm cơm gia đình để cùng nhau đón năm mới 2022. Khắp bản đâu đâu cũng rộn rã tiếng cười, tiếng nói cùng những lời chúc sức khỏe, bình an và chúc cho mùa màng tươi tốt.
 
Cũng như ở các nơi khác, với bà con H’Mong ở Sơn La, Tết  là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau
Tết cổ truyền của đồng bào Mông còn lưu giữ nhiều tập tục, lễ nghi thể hiện văn hóa truyền thống độc đáo khác như hương thắp được đồng bào làm từ loại cây rừng có tên là “lộng xeng”. Dùng giấy dó được làm từ cây giang bánh tẻ, để trang trí nhà cửa, dán lên bàn thờ, làm tiền âm phủ đốt trong nghi lễ...
 
Nhiều phong tục độc đáo vẫn được lưu giữ tới nay, như trang trí nhà cửa bằng giấy dó…
Cuộc sống vật chất ngày càng được nâng lên, đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng cao ở Sơn La cũng rất phong phú. Bởi vậy, trong những ngày Tết cũng diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, như múa khèn, thổi sáo, đàn môi, hát ống, ném pa pao, tu lu, cầu lông gà... các chàng trai, cô gái Mông mặc những bộ quần áo mới đầy màu sắc, đi chơi, giao lưu, trai gái được tự do tìm hiểu nhau, tạo sự gắn kết và thống nhất trong cộng đồng.
Vân Hoa
TIN LIÊN QUAN

Những trái phật thủ trưng Tết được trồng nhiều ở đâu?

Vân Hoa |

Phật thủ thường được trồng nhiều nhất ở Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Tháng nào cây cũng ra hoa ra trái, nhưng dịp Tết đến thường sẽ cho ra nhiều trái đẹp và to nhất. Nhờ có trái phật thủ mà cuộc sống của người dân Đắc Sở ngày càng khấm khá.

Vùng trồng phát lộc trưng dịp Tết nổi tiếng toàn miền Bắc

Vân Hoa |

Xã Minh Tân, huyện Đông Hưng, Thái Bình là khu vực trồng cây phát lộc nổi tiếng. Vì tên gọi ý nghĩa nên cây thường được dùng để trưng ban thờ ngày Tết. Từ tháng 9 trở đi, cây sẽ cho thu hoạch.

Người hiếm hoi còn làm bánh bông cây ở Huế dịp Tết

Vân Hoa |

Bánh bông cây dâng cúng Thuận Thiên Cao Hoàng hậu được con cháu hậu duệ của phủ chế biến công phu. Mỗi khi Tết đến, nhiều người ở Huế mua bánh này để đưa lên mâm cúng.