Thêm 10 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Thiều Anh |

Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát sắc bùa của người Mường, Lễ mừng thọ của người M'nông... vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định công nhận thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Ngữ văn dân gian.

Lễ hội đền Bà Triệu (làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) là một trong những lễ hội truyền thống - di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của nhân dân trải qua nhiều thế hệ. Ảnh: Báo Văn Hoá
Lễ hội đền Bà Triệu (Thanh Hóa) là một trong những lễ hội truyền thống - di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của nhân dân trải qua nhiều thế hệ. Ảnh: Báo Văn Hoá

Cụ thể, 10 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóaphi vật thể quốc gia 2022 gồm: 

1. Nghề thủ công truyền thống Nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

2. Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa, huyện Lâm Bình, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá, huyện Na Hang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

3. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang.

4. Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát sắc bùa của người Mường, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

5. Lễ hội truyền thống Lễ hội Mường Xia, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

6. Lễ hội truyền thống Lễ hội Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

7. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M'nông, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

8. Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Ê đê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.

9. Lễ hội truyền thống Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị nước mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

10. Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người M'nông, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Theo Quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Tính đến tháng 01.2018, cả nước có 248 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, bao gồm 93 lễ hội truyền thống, 60 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 59 di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, 23 di sản nghề thủ công truyền thống, 5 di sản tri thức dân gian, 5 di sản tiếng nói, chữ viết và 4 di sản ngữ văn dân gian.

Thiều Anh
TIN LIÊN QUAN

Nghề trồng rau Trà Quế đón danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

THUỲ TRANG |

Sáng 16.7, tại làng rau Trà Quế, TP.Hội An đã diễn ra lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Nghề trồng rau Trà Quế”.

Khám phá “không gian di sản văn hoá Việt Nam” tại Hội An

THUỲ TRANG |

Triển lãm ảnh "Hành trình qua những miền di sản Việt Nam" tại Hội An đang giới thiệu về các di sản được UNESCO vinh danh, các danh lam thắng cảnh, các di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thông qua 160 bức ảnh nghệ thuật.

Ngày hội du lịch "Văn hoá Chợ nổi Cái Răng" tại TP Cần Thơ

Hải Minh |

Ngày hội du lịch Văn hóa chợ nổi Cái Răng năm nay có chủ đề “Bảo tồn và phát triển Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” với nhiều chương trình đặc sắc, mang đậm nét văn hóa vùng sông nước miền Tây.