Du khách nước ngoài thích thú đất sét, chuốt gốm ở phố cổ Hội An

Thanh Chung |

Du khách nước ngoài thích thú vọc đất sét, nặn tò he ở làng gốm Thanh Hà (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam). Đây là một loại hình du lịch được nhiều du khách trải nghiệm, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.
Đến với làng gốm Thanh Hà (phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam), chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những vị khách nước ngoài thích thú trải nghiệm “nặn đất sét“. Ảnh: Thanh Chung
Đến với làng gốm Thanh Hà (phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam), chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những vị khách nước ngoài thích thú trải nghiệm “nặn đất sét“.
Làng gốm 500 năm tuổi đã có những lúc suy, thịnh. Nhiều người đã rời làng tìm công việc mưu sinh khác nhưng hiện tại, đã có nhiều người quay về với làng, nghề truyền thống và có cuộc sống ổn định hơn trước. Ảnh: Thanh Chung
Làng gốm 500 năm tuổi đã có những lúc suy, thịnh. Nhiều người đã rời làng tìm công việc mưu sinh khác nhưng hiện tại, nhiều người quay về làng,gắn bó với nghề truyền thống và có cuộc sống ổn định .
Từ chất liệu đất sét được lấy từ dòng sông Thu Bồn, họ say sưa nhào nặn đất, tạo nên hàng trăm mặt hàng bằng gốm như chum, vại, bình rượu, bình trà, tò he... Ảnh: Thanh Chung
Từ chất liệu đất sét được lấy từ dòng sông Thu Bồn, họ say sưa nhào nặn đất, tạo nên hàng trăm mặt hàng bằng gốm như chum, vại, bình rượu, bình trà, tò he...
10 năm về trước, ông Nguyễn Sáu (56 tuổi, khối phố Nam Diêu) chưa từng nghĩ tới chuyện trở về làng để nối nghiệp làm gốm của tổ tiên. “Hồi đó, gia đình có truyền thống làm gốm nhưng tôi bôn ba khắp nơi, theo cái nghề thợ mộc ăn nên làm ra. Chừng chục năm gần đây, bệnh tật khiến sức khỏe suy yếu được chị gái truyền đạt kinh nghiệm từ đó tôi quyết định dựng cơ ngơi sản xuất đồ gốm để cùng bà con trong làng tiếp tục vực dậy nghề truyền thống“, ông Sáu nói.
Ông Nguyễn Sáu (56 tuổi, khối phố Nam Diêu) cho biết, 10 năm trước, ông không nghĩ tới chuyện trở về làng để nối nghiệp làm gốm của tổ tiên. “Hồi đó, gia đình có truyền thống làm gốm nhưng tôi bôn ba khắp nơi, theo cái nghề thợ mộc ăn nên làm ra. Chừng chục năm gần đây, bệnh tật khiến sức khỏe suy yếu được chị gái truyền đạt kinh nghiệm từ đó tôi quyết định dựng cơ ngơi sản xuất đồ gốm để cùng bà con trong làng tiếp tục vực dậy nghề truyền thống“ - ông Sáu nói.
Theo ông Sáu, ngoài hộ của ông, hiện trong làng còn có hơn 32 cơ sở làm gốm với gần trăm lao động, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú và 1 thợ giỏi.
Theo ông Sáu, ngoài hộ của ông, hiện trong làng còn có hơn 32 cơ sở làm gốm với gần trăm lao động, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú và 1 thợ giỏi.
Những năm gần đây, sản phẩm gốm mang thương hiệu Thanh Hà đang được thị trường ưa chuộng với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng ngày một lớn. Đó là thành quả của quá trình sáng tạo không ngừng, liên tục cho ra lò những sản phẩm đa dạng, bắt mắt của những nghệ nhân nơi đây. Ảnh: Thanh Chung
Những năm gần đây, sản phẩm gốm mang thương hiệu Thanh Hà được thị trường ưa chuộng với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng ngày một lớn. Đó là thành quả của quá trình sáng tạo không ngừng, liên tục cho ra lò những sản phẩm đa dạng, bắt mắt của những tay thợ lành nghề nơi đây.
Bà Bùi Thị Thời (65 tuổi) cho hay,  cái khó nhất của nghề làm gốm là khâu chuốt sản phẩm, người làm cần phải hết sức tỉ mỉ. Ảnh: Thanh Chung
Bà Bùi Thị Thời (65 tuổi) cho hay, cái khó nhất của nghề làm gốm là khâu chuốt sản phẩm.
“Để chiếc chum, chiếc niêu có thể đưa vào lò nung, đảm bảo về mặt chất lượng lẫn thẩm mỹ thì người làm phải thực sự khéo léo và tỉ mỉ” - bà Thời người có 45 tuổi nghề chia sẻ. Ảnh: Thanh Chung
“Để tiếp tục gìn giữ thương hiệu đó thì yêu cầu người thợ phải thực sự khéo léo và tỉ mỉ từng chi tiết để những chiếc chum, chiếc niêu có thể đưa vào lò nung, đảm bảo về mặt chất lượng lẫn thẩm mỹ” - bà Thời chia sẻ.
Ngày càng nhiều du khách nước ngoài đến với làng gốm Thanh Hà để tham quan và trải nghiệm. Ảnh: Thanh Chung
Ngày càng nhiều du khách nước ngoài đến với làng gốm Thanh Hà để tham quan và trải nghiệm.
Các tay thợ lành nghề hướng dẫn cho du khách nước ngoài cách làm những chiếc lọ. Ảnh: Thanh Chung
Các tay thợ lành nghề hướng dẫn cho du khách nước ngoài cách làm những chiếc lọ.
Du khách đến từ Australia thích thú với sản phẩm do chính mình làm ra. Ảnh: Thanh Chung
Du khách đến từ Australia thích thú với sản phẩm do chính mình làm ra.
Đặc biệt, với việc làng gốm trở thành điểm tham quan thu hút lượng lớn khách du lịch, nguồn thu nhập của bà con gắn bó với nghề cũng được cải thiện đáng kể. Đơn cử, trong năm 2018, làng gốm đón trên 600 nghìn lượt khách. Chỉ tính riêng nguồn thu từ bán vé tham quan, mỗi cơ sở làm gốm ở đây được nhận trung bình 5 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, với việc làng gốm trở thành điểm tham quan thu hút lượng lớn khách du lịch, nguồn thu nhập của bà con gắn bó với nghề cũng được cải thiện đáng kể. Đơn cử, trong năm 2018, làng gốm đón trên 600 nghìn lượt khách. Chỉ tính riêng nguồn thu từ bán vé tham quan, mỗi cơ sở làm gốm ở đây được nhận trung bình 5 triệu đồng/tháng.
Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Nghi lễ hầu đồng được giới thiệu đầy đủ nhất tới du khách ở Hội An

H.V.M |

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã 4 năm. Và các hoạt động nghi lễ đặc sắc của di sản này sắp diễn ra sôi nổi tại công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, để phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Đến Hội An trong "Những ngày văn hoá Hàn Quốc 2019"

THUỲ TRANG |

Sau thành công của các sự kiện trước, năm nay Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Hội An tổ chức hoạt động “Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam”, Hội An, 2019 với các hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn mang đậm bản sắc của “xứ sở kim chi” diễn ra trong hai ngày 16 và 17.1.2019.

Du khách nước ngoài thích thú kéo vó ở Hội An

Thanh Chung |

Từ khi Hội An phát triển về du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái, nghề kéo vó của bà con Cồn Doi (phường Cửa Đại, Hội An) được nhiều du khách nước ngoài tìm đến trải nghiệm.

Nghi lễ hầu đồng được giới thiệu đầy đủ nhất tới du khách ở Hội An

H.V.M |

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã 4 năm. Và các hoạt động nghi lễ đặc sắc của di sản này sắp diễn ra sôi nổi tại công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, để phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Đến Hội An trong "Những ngày văn hoá Hàn Quốc 2019"

THUỲ TRANG |

Sau thành công của các sự kiện trước, năm nay Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Hội An tổ chức hoạt động “Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam”, Hội An, 2019 với các hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn mang đậm bản sắc của “xứ sở kim chi” diễn ra trong hai ngày 16 và 17.1.2019.

Du khách nước ngoài thích thú kéo vó ở Hội An

Thanh Chung |

Từ khi Hội An phát triển về du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái, nghề kéo vó của bà con Cồn Doi (phường Cửa Đại, Hội An) được nhiều du khách nước ngoài tìm đến trải nghiệm.