Kỷ vật vô giá của người lính bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến

Mỹ Lệ |

TPHCM - Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thực hiện trưng bày chuyên đề “Kỷ vật thời kháng chiến” giới thiệu 177 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, kỷ vật quý giá.

Nhằm kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), 83 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2023), đồng thời hướng đến 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã thực hiện trưng bày chuyên đề “Kỷ vật thời kháng chiến” gồm 177 hình ảnh, tư liệu, hiện vật, kỷ vật.  Những kỷ vật này được bảo tàng sưu tầm từ chuyến đi ở các tỉnh, đặc biệt là những nơi xảy ra chiến tranh ác liệt. Đồng thời được sự ủng hộ, hiến tặng của công tác viên, cô chú cựu chiến binh..
Triển lãm được tổ chức nhân Kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11.2005 - 23.11.2023), 83 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23.11.1940 - 23.11.2023), hướng đến 79 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2023). Những kỷ vật bảo tàng sưu tầm từ các chuyến đi tới các tỉnh, đặc biệt những nơi xảy ra chiến tranh ác liệt. Đồng thời, bảo tàng nhận được sự ủng hộ, hiến tặng hiện vật của các cộng tác viên, cô chú cựu chiến binh...
Những kỷ vật của Thiếu tướng Trần Văn Danh và Đại tá Nguyễn Văn Tòng khi tham gia chiến đấu ở chiến trường. Những vật dụng quen thuộc với các tướng lĩnh như: cuốn sổ tay, thư gửi các cơ quan, đơn vị về các công tác kiểm tra. Bên cạnh là đồng hồ, áo len, lọ đèn, bình cắm hoa được làm bằng vỏ máy bay.
Những kỷ vật của Thiếu tướng Trần Văn Danh và Đại tá Nguyễn Văn Tòng khi tham gia chiến đấu. Những vật dụng quen thuộc với các tướng lĩnh như cuốn sổ tay, thư gửi các cơ quan, đơn vị về công tác kiểm tra. Bên cạnh là đồng hồ, áo len, lọ đèn, bình cắm hoa được làm bằng vỏ máy bay.
Bộ dụng cụ y tế được bà Đoàn Ngọc Sương sử dụng cứu chữa thương bệnh binh từ năm 1966-1975
Bộ dụng cụ y tế bà Đoàn Ngọc Sương sử dụng cứu chữa thương bệnh binh từ năm 1966-1975.
Hộp trang điểm của bà Nguyễn Thị Phương Thanh được bà con Việt kiều ở Campuchia tặng năm 1967 khi bà cùng đoàn văn công t2 đến biểu diễn văn nghệ phục vụ các chiến sĩ quân khu 8 đang chiến đấu tại biên giới Việt Nam - Campuchia
Hộp phấn trang điểm của bà Nguyễn Thị Phương Thanh được bà con Việt kiều ở Campuchia tặng năm 1967. Lúc này, bà Thanh cùng đoàn văn công T2 đến biểu diễn văn nghệ phục vụ các chiến sĩ Quân khu 8 đang chiến đấu tại biên giới Việt Nam - Campuchia.
Trong đêm 15.6.1968, ông Nguyễn Văn Dần đã dùng xe bò này để chở 7 thi thể dân công (trong đó có con gái ông) từ đồng bưng về làng để các gia đình nhận về chôn cất.
Trong đêm 15.6.1968, ông Nguyễn Văn Dần đã dùng chiếc xe bò này chở thi thể của 7 dân công, trong đó có con gái của mình, từ đồng bưng về làng, để các gia đình nhận về chôn cất.
Túi xách tay do nữ cựu tù chính trị Lê Tú Cẩm tự cắt may và thuê bằng tay từ bỏ bao đựng bột trong thời giam giam giữ trong nhà tù ở Thủ Đức năm 1967 để làm quà gửi về cho các em.
Túi xách tay do nữ cựu tù chính trị Lê Tú Cẩm tự cắt may và thêu bằng tay từ vỏ bao đựng bột trong thời gian bị giam giữ trong nhà tù ở Thủ Đức năm 1967 để làm quà gửi về cho các em.
Trong trận chống càn năm 1986 tại tỉnh Quảng Nam, nữ du kích Trương Thị Chiến bị mảnh kim loại này găm vào ngực, gây nhiều đau đớn, làm suy kiệt sức khỏe của bà hàng chục năm, nhất là thời gian bị giam cầm ở Côn Đảo. Năm 2005, bệnh viện C Đà Nẵng mới phẩu thuật lấy được ra khỏi phổi bà Chiến.
Trong trận chống càn năm 1968 tại tỉnh Quảng Nam, nữ du kích Trương Thị Chiến bị mảnh kim loại này găm vào ngực, gây nhiều đau đớn, làm suy kiệt sức khỏe của bà hàng chục năm, nhất là thời gian bà bị giam cầm ở Côn Đảo. Năm 2005, bệnh viện C Đà Nẵng phẫu thuật lấy mảnh kim loại ra khỏi phổi bà Chiến.
Thư của những người hậu phương gửi đến cho các chiến sĩ tiền tuyến. Trong đó có bài thơ xúc động của con trai gửi cho liệt sĩ Đỗ Văn Nhân ngày 26/3/1967: “Bố ơi, mãi bố không về, con chim khách gọi mãi mà bố không lên. Con lại sắp gãy cái răng nữa rồi bố ạ. Ba mẹ con khỏi sốt rồi bố ạ. Bố có khoẻ không, bố ăn cơm nhiều vào cho nó khoẻ bố nhớ. Con biết thổi cơm rồi bố ạ, bao giờ bố về con thổi cơm cho mà xem bố ạ..”
Thư của những người hậu phương gửi đến các chiến sĩ tiền tuyến. Trong đó có những dòng xúc động của con trai gửi cho liệt sĩ Đỗ Văn Nhân ngày 26.3.1967: “Bố ơi, mãi bố không về, con chim khách gọi mãi mà bố không lên. Con lại sắp gãy cái răng nữa rồi bố ạ. Ba mẹ con khỏi sốt rồi bố ạ. Bố có khỏe không, bố ăn cơm nhiều vào cho nó khỏe bố nhớ. Con biết thổi cơm rồi bố ạ, bao giờ bố về con thổi cơm cho mà xem bố ạ”.
Trong thời gian bị giam giữ ở nhà Tù Côn Đảo (1969-1974), bà Võ Thị Út Bé đã thêu chiếc khăn tranh “Chùa Một Cột”
Trong thời gian bị giam giữ ở nhà tù Côn Đảo (1969-1974), bà Võ Thị Út Bé đã thêu chiếc khăn tranh “Chùa Một Cột”.
Một du khách đang ngắm nhìn mô hình chòi làm việc tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam được lợp bằng lớp lá Trung Quân. Lá Trung Quân có đặc tính bắt lửa rất chậm, khó cháy lan ra như các loại lá khác. Dựa vào lợi thế đó, lực lượng Mặt trận dân tộc giải phóng đã sử dụng lá Trung Quân để lợp mái nhà ở các chiến khu nơi làm việc, hội họp, sinh hoạt… trong thời kỳ kháng chiến cứu nước.  Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày chuyên đề “Kỷ vật thời kháng chiến” từ ngày 21/11 đến đến hết tháng 3/2024. Hiện bảo tàng đang lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh về chứng tích tội ác, hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Một du khách ngắm nhìn mô hình chòi làm việc tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam được lợp bằng lớp lá Trung Quân. Lá Trung Quân có đặc tính bắt lửa rất chậm, khó cháy lan ra như các loại lá khác. Dựa vào lợi thế đó, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng lá Trung Quân để lợp mái nhà ở các chiến khu - nơi làm việc, hội họp, sinh hoạt… trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày chuyên đề “Kỷ vật thời kháng chiến” từ ngày 21.11 đến đến hết tháng 3.2024. Hiện bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh về chứng tích tội ác, hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Mỹ Lệ
TIN LIÊN QUAN

Về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn duy nhất ở Việt Nam dịp 2.9

Diệu Mi |

Du khách sẽ trải nghiệm cảm giác quay ngược thời gian, về thăm lại những dấu tích của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định bên trong căn nhà 60 tuổi.

Ngắm nhìn kỷ vật quý gắn với lịch sử Công đoàn Việt Nam

Chí Long (Ảnh: Trần Kiều) |

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là nơi lưu trữ hàng trăm kỷ vật gắn với quá trình xây dựng và phát triển Công đoàn Việt Nam.

Làng kháng chiến của Gia Lai mở homestay, kết nối du lịch

THANH TUẤN |

Ngày 13.7, UBND huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thông tin về kế hoạch triển khai mô hình du lịch nông thôn tại làng Stơr, xã Tơ Tung trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025.

Vẻ đẹp của người lính và phụ nữ Việt Nam qua bộ sưu tập "Lính và lụa"

Anh Tú |

Vừa qua tại Quân khu 7, Ban Dân vận Thành ủy TPHCM và Cục Chính trị Quân khu 7 đã tổ chức chương trình nghệ thuật, thời trang “Lính và Lụa” nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người lính và phụ nữ Việt Nam.

Về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn duy nhất ở Việt Nam dịp 2.9

Diệu Mi |

Du khách sẽ trải nghiệm cảm giác quay ngược thời gian, về thăm lại những dấu tích của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định bên trong căn nhà 60 tuổi.

Ngắm nhìn kỷ vật quý gắn với lịch sử Công đoàn Việt Nam

Chí Long (Ảnh: Trần Kiều) |

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là nơi lưu trữ hàng trăm kỷ vật gắn với quá trình xây dựng và phát triển Công đoàn Việt Nam.

Làng kháng chiến của Gia Lai mở homestay, kết nối du lịch

THANH TUẤN |

Ngày 13.7, UBND huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thông tin về kế hoạch triển khai mô hình du lịch nông thôn tại làng Stơr, xã Tơ Tung trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025.

Vẻ đẹp của người lính và phụ nữ Việt Nam qua bộ sưu tập "Lính và lụa"

Anh Tú |

Vừa qua tại Quân khu 7, Ban Dân vận Thành ủy TPHCM và Cục Chính trị Quân khu 7 đã tổ chức chương trình nghệ thuật, thời trang “Lính và Lụa” nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người lính và phụ nữ Việt Nam.