Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế ngày ông Công ông Táo

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tái hiện đầy đủ các nghi thức dựng nêu đúng theo nghi lễ truyền thống của triều Nguyễn và thu hút đông đảo du khách tham quan.

 
Ngày 14.1 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng nêu (Thướng tiêu) tại di tích Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội.
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động mừng Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Cố đô Huế đã tái hiện đầy đủ các nghi thức dựng nêu đúng theo nghi lễ truyền thống của triều Nguyễn.
Cố đô Huế đã tái hiện đầy đủ các nghi thức dựng nêu đúng theo nghi lễ truyền thống của triều Nguyễn.
Lễ dựng nêu được tổ chức vào đúng ngày tiết trời xứ Huế nắng ấm nên đã thu hút đông đảo du khách cùng tham dự.
Lễ dựng nêu được tổ chức vào đúng ngày tiết trời xứ Huế nắng ấm nên đã thu hút đông đảo du khách cùng tham dự.
Lễ dựng nêu được tổ chức vào đúng ngày tiết trời xứ Huế nắng ấm nên đã thu hút đông đảo du khách cùng tham dự.
vào thời Nguyễn, lễ dựng nêu được tổ chức bài bản khi ngoài phướn đỏ, trên ngọn nêu còn treo ấn tín, đoản kiếm, bút lông biểu trưng cho việc phong ấn báo hiệu triều đình nghỉ ngơi khi Tết đến.
Vào thời Nguyễn, lễ dựng nêu được tổ chức bài bản khi ngoài phướn đỏ, trên ngọn nêu còn treo ấn tín, đoản kiếm, bút lông biểu trưng cho việc phong ấn báo hiệu triều đình nghỉ ngơi khi Tết đến.
 
Treo ấn tín vào cây nêu.
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người ta làm lễ “Thướng tiêu” tức dựng nêu để báo hiệu ngày Tết đã tới. Chữ Tiêu (標) trong Thướng tiêu (上標) có nghĩa là “ngọn cây” nơi cao nhất dễ nhìn thấy [1]. Trước ngày Tết, triều đình làm lễ Thướng tiêu tức lễ “lên nêu” để đánh dấu cho biết ngày Tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu, ngoài ra còn để trừ tà ma gây hại. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người ta làm lễ “Thướng tiêu” tức dựng nêu để báo hiệu ngày Tết đã tới. Chữ Tiêu trong Thướng tiêu có nghĩa là “ngọn cây” nơi cao nhất dễ nhìn thấy. Trước ngày Tết, triều đình làm lễ Thướng tiêu tức lễ “lên nêu” để đánh dấu cho biết ngày Tết đã tới. Mục đích ban đầu để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu, ngoài ra còn để trừ tà ma gây hại. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.
Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện theo một cách thức mới trên cơ sở nghiên cứu và dàn dựng thích nghi trên chất liệu truyền thống vào vào sáng 23 tháng Chạp hàng năm, từ năm 2015. Trên cơ sở chất liệu cung đình, tác giả đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn, đồng thời tạo ra không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán.
Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện theo một cách thức mới trên cơ sở nghiên cứu và dàn dựng thích nghi trên chất liệu truyền thống vào vào sáng 23 tháng Chạp hàng năm, từ năm 2015. Trên cơ sở chất liệu cung đình, tác giả đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn, đồng thời tạo ra không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán.
Lễ dựng nêu là một truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam, những ngày đầu xuân mới điển lễ này thật sự đã tạo nên không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ phổ biến ở cố đô Huế, khắp mọi miền đất nước ngày nay vẫn còn duy trì tục lệ này, đó thật sự là một đẹp trong truyền thống tâm thức người Việt.
Lễ dựng nêu là một truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam, những ngày đầu xuân mới điển lễ này thật sự đã tạo nên không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ phổ biến ở cố đô Huế, khắp mọi miền đất nước ngày nay vẫn còn duy trì tục lệ này, đó thật sự là một đẹp trong truyền thống tâm thức người Việt.
PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

7 điểm đến hút khách nhất trên bản đồ du lịch xứ Huế

Quỳnh Nga |

Huế là vùng đất cổ kính, có nhiều công trình kiến trúc cổ cùng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, là điểm đến ai cũng nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời.

Lễ rước nước rước đất ở lễ hội đền Đuổm, Thái Nguyên dịp Tết

Chí Long |

Lễ hội đền Đuổm huyện Phú Lương (Thái Nguyên) sẽ được tổ chức ngày 26, 27.1 (tức ngày mùng 5, mùng 6 tháng Giêng Âm lịch) năm nay với nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn.

Đoàn Hồng Trang mang cây nêu ngày Tết quảng bá du lịch Tràng An

DI PY, ảnh: NVCC. |

Đoàn Hồng Trang mang cây nêu ngày Tết quảng bá du lịch Tràng An trong bộ ảnh mới.