Nhiều điểm du lịch tiêu biểu, Bạc Liêu đánh thức công nghiệp không khói

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu đã xác định du lịch là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế-xã hội, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế.
Du lịch Bạc Liêu đang từng bước được khôi phục và khởi sắc trở lại sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần tích cực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đồng thời, Bạc Liêu có 10 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long công nhận, tạo điểm nhấn cho du khách đến tham quan và đưa vào khai thác kết nối tour, tuyến du lịch với khu vực và cả nước.
Du lịch Bạc Liêu đang từng bước được khôi phục và khởi sắc trở lại sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đồng thời, Bạc Liêu có 10 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long công nhận, tạo điểm nhấn cho du khách đến tham quan và đưa vào khai thác kết nối tour, tuyến du lịch với khu vực và cả nước.
Năm 2022, doanh thu dịch vụ, du lịch có bước tăng trưởng khá: Ước Doanh thu dịch vụ, du lịch đạt khoảng 3.250 tỉ đồng đạt 108% kế hoạch, tăng 155% so cùng kỳ; đón tiếp được khoảng 3.670.000 lượt khách đạt 111% kế hoạch, tăng 153% so cùng kỳ; trong đó có 1.650.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú đạt 103% kế hoạch, tăng 184% so cùng kỳ; khách quốc tế ước đạt 3.500 lượt khách.
Năm 2022, doanh thu dịch vụ, du lịch có bước tăng trưởng khá, đạt khoảng 3.250 tỉ đồng đạt 108% kế hoạch, tăng 155% so cùng kỳ; đón tiếp khoảng 3.670.000 lượt khách, đạt 111% kế hoạch, tăng 153% so cùng kỳ; trong đó có 1.650.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú đạt, tăng 184% so cùng kỳ; khách quốc tế ước đạt 3.500 lượt khách.
Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu từ ngày 27 đến ngày 29.11), lượng khách đến Bạc Liêu tăng gấp hơn 10 lần so với những ngày bình thường, đạt khoảng 50.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có trên 5.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú.
Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu từ ngày 27 đến ngày 29.11, lượng khách đến Bạc Liêu tăng gấp hơn 10 lần so với những ngày bình thường, đạt khoảng 50.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có trên 5.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú.
Trong các hoạt động văn hóa, du lịch, tỉnh Bạc Liêu đã vận động từ các nguồn tài trợ, các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để phát triển du lịch với mục tiêu là phát huy mọi nguồn lực tại chỗ để làm du lịch.
Trong các hoạt động văn hóa, du lịch, tỉnh Bạc Liêu đã vận động từ các nguồn tài trợ, các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để phát triển du lịch với mục tiêu là phát huy mọi nguồn lực tại chỗ để làm du lịch.
Bạc Liêu có nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử và phong tục tập quán hình thành từ sự gắn bó hòa quyện của cộng đồng 03 dân tộc Kinh - Khmer – Hoa, với các điểm du lịch nổi tiếng như: Nhà Công tử Bạc Liêu, khu Quán Âm Phật Đài, Chùa Xiêm Cán, Nhà thờ Tắc Sậy, Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng điện gió trên biển...
Bạc Liêu có nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử và phong tục tập quán hình thành từ sự gắn bó hòa quyện của cộng đồng 03 dân tộc Kinh - Khmer – Hoa, với các điểm du lịch nổi tiếng như: Nhà Công tử Bạc Liêu, khu Quán Âm Phật Đài, Chùa Xiêm Cán, Nhà thờ Tắc Sậy, Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng điện gió trên biển...
Bạc Liêu xác định đến năm 2025 sẽ đón trên 7 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỉ đồng, đóng góp 7-9% GRDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho 30.000 lao động (trong đó 12.000 lao động trực tiếp); có 15 điểm du lịch, một khu du lịch cấp tỉnh được công nhận và nằm trong danh mục các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch quốc gia.
Bạc Liêu xác định đến năm 2025 sẽ đón trên 7 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỉ đồng, đóng góp 7-9% GRDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho 30.000 lao động (trong đó 12.000 lao động trực tiếp); có 15 điểm du lịch, một khu du lịch cấp tỉnh được công nhận và nằm trong danh mục các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch quốc gia.
Đến năm 2030, Bạc Liêu có ngành du lịch phát triển bền vững với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp; là một trong những trung tâm du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cả về quy mô và chất lượng; đón 12 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 28 nghìn tỉ đồng, đóng góp 10,9% GRDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho 50.000 lao động (20.000 lao động trực tiếp).
Đến năm 2030, Bạc Liêu có ngành du lịch phát triển bền vững với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp; là một trong những trung tâm du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cả về quy mô và chất lượng; đón 12 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 28 nghìn tỉ đồng, đóng góp 10,9% GRDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho 50.000 lao động (20.000 lao động trực tiếp).
NHẬT HỒ