Trắng đêm cầu an, thả xui xẻo ra biển đầu năm mới

Thiện Kỳ |

Từ mùng 9-11 tháng giêng (nhằm ngày 13-15.2.2019), Ban Bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực (TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đã tổ chức Đại lễ Cầu Quốc Thái Dân An.
 
Hàng nghìn lượt nhân dân đến TP. Rạch Giá khấn nguyện, cầu an tại Đại lễ Cầu Quốc Thái Dân An

Đại lễ này là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất được tổ chức tại Di tích lịch sử - văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực dịp đầu năm mới.

Kiên Giang là một trong số các tỉnh có số lượng tàu cá đông đảo nhất trong cả nước, thu hút hàng triệu lao động tham gia nghề này.

Trong tiềm thức xa xưa, người dân xứ biển Kiên Giang luôn tin tưởng vào vị thần Nam Hải đại tướng quân, đồng thời gửi gắm những lời nguyện cầu mưa thuận gió hòa, ngành nghề làm ăn phát triển cho gia đình, dòng họ đến vị tướng.

 
Hình tượng biểu trưng vị thần Nam Hải đại tướng quân

Đại lễ Cầu Quốc Thái Dân An ra đời từ xa xưa và trở thành hoạt động văn hóa tâm linh quan trọng của người dân xứ biển Kiên Giang.

Ở một số nơi khác trong và ngoài tỉnh, lễ hội này được tổ chức với tên gọi khác như lễ “Kỳ Yên”, hay lễ “Kỳ An”. Tuy nhiên, tính chất các lễ hội vẫn gần giống với Đại lễ Cầu Quốc Thái Dân An.

 
 
Người dân mang vật phẩm đến cúng điếu vị thần Nam Hải đại tướng quân, cầu an lành dịp đầu năm mới

Đại lễ được tổ chức đảm bảo đúng các nghi thức truyền thống như: thượng đẳng kỳ, lễ tế Thần Nông, lễ tế Minh Yết, lễ tế Đàn Cả, lễ tống khách, lễ tống tàu ra biển…

 
 
 
Người dân đến với Đại lễ để khấn nguyện, cầu an lành, phước đức cho gia đình, cầu mong công việc làm ăn thuận lợi

Người dân xứ biển Kiên Giang đến Đại lễ để dâng hương khấn vái vị thần Nam Hải đại tướng quân đề cầu phước, cầu an.

Mặt khác, họ sẽ gửi cúng điếu vào chiếc “ghe vận lương”, để rồi thả những vật phẩm cúng điếu này ra biển lớn.

 
 
Nghi thức lễ tế Đàn Cả

Theo quan niệm tâm linh của người dân, các vật phẩm họ cúng điếu thay thế cho những xui xẻo trong cuộc sống và trong công việc làm ăn.

Các vật phẩm được mang lên ghe vận lương thả trôi trên biển, như là cách họ “tống tiễn” những xui xẻo của mình trong năm mới.

 
 
 
Nghi thức lễ tống tàu. Người dân xứ biển tin rằng sau nghi thức này, những điều xui xẻo, không may của gia đình họ sẽ “theo tàu” ra biển khơi, và họ sẽ gặp được an lành, phước đức trong công việc và cuộc sống

Những ngày diễn ra Đại lễ, có hàng nghìn lượt nhân dân tham gia hoạt động chiêm bái, khấn nguyện cầu an, cầu phước dịp đầu năm mới Kỷ Hợi 2019.

Nhiều người đến với Đại lễ thức thâu đêm, để cùng tham gia các hoạt động tế lễ và cúng vái, thành kính hướng lòng về vị thần Nam Hải đại tướng quân.

 
 
 
Người dân tham gia vào hoạt động tống tiễn tàu
Thiện Kỳ
TIN LIÊN QUAN

Khám phá chợ đêm Phú Quốc

Thiện Kỳ |

Nằm ngay trung tâm thị trấn Dương Đông của huyện Phú Quốc (Kiên Giang), chợ đêm Phú Quốc là địa điểm không thể bỏ sót của du khách khi có dịp ghé thăm “đảo ngọc”.

Lòng thành dâng Đức Thánh Tản

Đỗ Doãn Hoàng |

Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) là một trong tứ bất tử của tâm thức dân gian Việt Nam. Đình Ngoài, thôn Thạch, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội suốt nhiều thế hệ, đã luôn kính ngưỡng thờ Thánh Sơn Tinh. Hội làng Thạch tổ chức nhằm ngày mùng 6 tháng Giêng (Âm lịch) hằng năm.

Vui Xuân Kỷ Hợi: Sắc thái văn hoá Bắc Giang

M. K |

Trong hai ngày mồng 5 và 6 Tết (9 - 10.2.2019), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức chương trình Tết "Vui Xuân Kỷ Hợi: Sắc thái văn hóa Bắc Giang" tại Hà Nội.

Hàng ngàn du khách đổ về trẩy hội Đống Đa Tây Sơn

NGUYỄN VÂN |

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn dường như đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của tỉnh Bình Định. Đây là dịp để nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương sống lại những năm tháng quật khởi của phong trào nông dân Tây Sơn.