Giữ nguyên "linh hồn" đời sống Tây Nguyên qua từng trang sách

An Hải |

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa cho tái bản tập bút ký viết về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc - "Các bạn tôi ở trên ấy".

Sách gồm những bút ký về Tây Nguyên: thiên nhiên, con người, văn hóa và Rừng… tất cả đều độc đáo, được khắc họa rõ nét, chạm đến tầng sâu nhất. Với nhà văn Nguyên Ngọc - người đã gắn bó nửa đời với Tây Nguyên, người đã từng ăn ngủ, sống chết với dân làng - thì những gì hiện ra trên từng trang sách, chính là tái hiện lại đời sống của những tộc người Tây Nguyên, tái hiện lại đời sống của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn mà "thâm trầm và huyền diệu".

Qua mỗi trang sách, hiển hiện trước mắt người đọc là con người và vùng đất kết dính nhau bằng men say âm thanh cồng chiêng, bằng âm hưởng đàn đá ngàn năm. Người con của núi rừng bên cạnh bếp lửa, người con của núi rừng cùng điệu múa bên ghè rượu cần… họ có nếp đối đãi chân chất, nhân văn không lẫn vào đâu được: "Không bán, nhưng mà cho". Nhà văn Nguyên Ngọc vô cùng khéo léo "tinh chế" để giữ nguyên "linh hồn" của đời sống Tây Nguyên.

Tác phẩm viết về Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NXB Phụ Nữ Việt Nam

Người Tây Nguyên sống thuận theo tự nhiên, họ chọn lối canh tác "luân khoảnh" độc đáo đầy tin tưởng vào Mẹ đất. Ngược lại, thiên nhiên che chở, phục hồi và nuôi dưỡng thể xác, tâm hồn những người con của núi rừng. Con người không bao giờ có thể thoát ra được khỏi rừng, cũng như không bao giờ có thể bứt ra khỏi vòng tuần hoàn bí ẩn muôn thuở, bứt ra khỏi cái hoang dã; luôn bị cái hoang dã ấy vây kín, cuốn hút…

Nhưng đồng thời, mặt khác, con người là người cũng chính bởi vì nó luôn có nhu cầu bứt ra khỏi cái hoang dã, bứt ra khỏi rừng, trở thành xã hội, trở thành văn hóa.

Những trang sách viết về Tây Nguyên của Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NXB Phụ Nữ Việt Nam
Những trang sách viết về Tây Nguyên của Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NXB Phụ Nữ Việt Nam

Ngày nay con người dành nhiều thời gian thực hiện những chuyến đi khám phá, trở về với tự nhiên, chúng ta đến một nơi, gõ cửa vào hoang sơ để được hòa mình vào nơi đó trong chuyến du lịch ngắn ngày; người Tây Nguyên ở giữa chiếc nôi tự nhiên vẫn có những chuyến đi như vậy, lúc sống họ đi vào rừng sau mùa vụ (dịp tháng Ninh Nông) - mẹ lúa đã được rước vào trong kho, trút bỏ trang phục và phiền muộn để trở về nguồn, hòa nhịp.

"Các bạn tôi ở trên ấy" có lẽ được Nguyên Ngọc dụng ý như một chùm chìa khóa xanh mà ông thả vào tay bạn đọc: chìa khóa mở cửa những tiếng hát, chìa khóa mở "cánh cửa" nhà rông có chiếc phản thiêng kì bí, chìa khóa hé lộ bí quyết rượu cần của người đàn bà Tây Nguyên, chìa khóa thổi hồn cho chiếc chiêng đồng, tượng nhà mồ…

An Hải
TIN LIÊN QUAN

Tạm dừng Ngày hội văn hoá các dân tộc Tây Nguyên

NGUYÊN THI |

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã có quyết định tạm dừng thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2021.

Cơ hội để quảng bá văn hóa dân tộc các tỉnh Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Ngày hội là dịp để quảng bá về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, từ đó đưa hình ảnh văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lan tỏa ra với bạn bè quốc tế.

Cao nguyên xanh sẽ tạo động lực cho Tây Nguyên phát triển

THANH TUẤN |

Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Gia Lai đã và đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư có năng lực. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định công nhận TP.Pleiku là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh và Quyết định số 1015/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Gia Lai sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá để làm đầu tàu, động lực cho cả vùng Tây Nguyên phát triển.

Tạm dừng Ngày hội văn hoá các dân tộc Tây Nguyên

NGUYÊN THI |

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã có quyết định tạm dừng thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2021.

Cơ hội để quảng bá văn hóa dân tộc các tỉnh Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Ngày hội là dịp để quảng bá về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Tây Nguyên, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, từ đó đưa hình ảnh văn hóa các dân tộc Tây Nguyên lan tỏa ra với bạn bè quốc tế.

Cao nguyên xanh sẽ tạo động lực cho Tây Nguyên phát triển

THANH TUẤN |

Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Gia Lai đã và đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư có năng lực. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định công nhận TP.Pleiku là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh và Quyết định số 1015/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Gia Lai sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá để làm đầu tàu, động lực cho cả vùng Tây Nguyên phát triển.