Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

THUỲ TRANG |

Ngày 3.2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định đưa Lễ hội truyền thống Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (hay còn gọi là Lễ hội Quán Âm 19.2) được tổ chức tại Chùa Quán Thế Âm, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và các địa điểm liên quan khác tại di tích quốc gia đặc biệt - Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Chủ thể văn hóa của Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, gồm: cộng đồng các chức sắc tôn giáo chùa Quán Thế Âm; Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam quận Ngũ Hành Sơn; Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng và cộng đồng nhân dân địa phương phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ở Đà Nẵng, Phật giáo được truyền vào khoảng thể kỷ XVII, trong đó Ngũ Hành Sơn được xem là cái nôi đầu tiên của Phật giáo, đồng thời là trung tâm Phật giáo của Việt Nam trong thời kỳ chúa Nguyễn.

Khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào Đà Nẵng, người Việt đã tạo dựng ở Ngũ Hành Sơn một hệ thống các ngôi chùa. Hầu hết trên năm ngọn núi của Ngũ Hành Sơn đều có những ngôi chùa cổ kính, với những dáng vẻ khác nhau được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Cùng với đó là hệ thống các hang động thiên nhiên kỳ vĩ vừa ngẫu nhiên, vừa tân tạo với một vẻ đẹp hài hòa, quyến rũ, kỳ ảo, điểm tô cho Ngũ Hành Sơn trở thành bức tranh thắng cảnh tuyệt đẹp, mà còn ẩn chứa nét huyền bí và thấm đượm yếu tố tâm linh.

Chính vì thế, Ngũ Hành Sơn không những là một di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh dành cho khách thập phương đến thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú” và hít thở không khí trong lành của khu sinh thái, mà còn là nơi địa linh, tôn thờ các vị tiên nhân, Phật thánh cứu nhân độ thế ngót cả mấy ngàn năm.

Đặc biệt, vùng đất được xem là có nhân duyên với đạo Phật này còn lưu giữ một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ với nhiều giá trị đặc biệt, nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, gồm: các công trình, biểu tượng tôn giáo tín ngưỡng của người Việt, người Hoa và cả người Chăm bản địa; các di vật, cổ vật, hoành phi, liễn đối, bia ký; các di chỉ khảo cổ học; tập tục; nghề thủ công truyền thống và các lễ hội, trong đó có Lễ hội Quán Thế Âm...

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng địa phương, đại diện cho bản sắc văn hóa của thành phố Đà Nẵng được lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng hồ sơ đề cử danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) thành Di sản thế giới

Hải Ngọc |

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn về việc gửi Báo cáo tóm tắt đề cử "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử", đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách dự kiến lập Hồ sơ Di sản thế giới.

Thẩm định Kế hoạch quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

NGUYÊN THI |

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thẩm định Kế hoạch quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2040.

Hồ Ba Bể, Yên Tử, địa đạo Củ Chi được đề cử thành di sản Thế giới

Nguyên An |

Theo Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, trong năm 2021 đơn vị sẽ đẩy nhanh tiến độ và tiếp tục hỗ trợ các địa phương hoàn thiện hồ sơ đề cử di sản thế giới với hồ Ba Bể-Na Hang, Óc Eo, Hạ Long-Cát Bà, Yên Tử, địa đạo Củ Chi.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại “Festival Áo dài Quảng Ninh 2020 - Miền di sản”

Hải Minh |

Chương trình “Festival Áo dài Quảng Ninh 2020 - Miền di sản” là một trong những hoạt động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh năm 2020.

Xây dựng hồ sơ đề cử danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) thành Di sản thế giới

Hải Ngọc |

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn về việc gửi Báo cáo tóm tắt đề cử "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử", đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách dự kiến lập Hồ sơ Di sản thế giới.

Thẩm định Kế hoạch quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

NGUYÊN THI |

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thẩm định Kế hoạch quản lý Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2040.

Hồ Ba Bể, Yên Tử, địa đạo Củ Chi được đề cử thành di sản Thế giới

Nguyên An |

Theo Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, trong năm 2021 đơn vị sẽ đẩy nhanh tiến độ và tiếp tục hỗ trợ các địa phương hoàn thiện hồ sơ đề cử di sản thế giới với hồ Ba Bể-Na Hang, Óc Eo, Hạ Long-Cát Bà, Yên Tử, địa đạo Củ Chi.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại “Festival Áo dài Quảng Ninh 2020 - Miền di sản”

Hải Minh |

Chương trình “Festival Áo dài Quảng Ninh 2020 - Miền di sản” là một trong những hoạt động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh năm 2020.