Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất thêm 2 Lễ hội vào Danh mục di sản văn hóa

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu -  UBND tỉnh đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch văn bản đề nghị ghi danh 2 lễ hội vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 210 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê. Trong đó, hai lễ hội gồm Lễ hội Dinh Cô (huyện Long Điền) và Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam (TP.Vũng Tàu) đáp ứng các tiêu chí để ghi danh vào Danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Qua đó bảo tồn lâu dài và phát huy các giá trị của di sản.

Lễ hội Dinh Cô còn gọi là lễ giỗ cô và dần được phát triển lên thành lễ hội, mục đích để cầu cho quốc thái dân an, đặc biệt là ngư dân làm ăn được phát triển. Dân gian lưu truyền, nơi đây thờ một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng, tử nạn trên biển và trôi dạt vào bờ biển Long Hải cách đây khoảng 200 năm. Người thiếu nữ này rất linh thiêng, thường hiển linh phù trợ ngư dân đánh bắt cá nên được ngư dân gọi là "Long Hải Thần Nữ”. Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, người dân Long Hải lại long trọng mở lễ hội Nghinh Cô - còn gọi là vía Cô.

Ngày 16.1.1995, Dinh Cô được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội Dinh Cô cũng được xếp vào một trong những sự kiện văn hóa – du lịch lớn nhất trong năm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thu hút rất nhiều khách thập phương, nhất là với người dân miền biển khắp nơi đổ về tham dự.

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam, được tổ chức tại Đình thần Thắng Tam TP.Vũng Tàu.
Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam, được tổ chức tại Đình thần Thắng Tam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Còn Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam là lễ hội văn hóa tâm linh của người dân vùng biển nhằm tôn vinh tục thờ cúng cá Ông (cá voi), loài cá được ví là thần biển luôn hiển linh trợ giúp ngư dân khi gặp tai ương.

Tương truyền vào năm 1831, có một cá ông rất lớn lụy ở bờ biển Bãi Sau, được ngư dân Vũng Tàu an táng, sau đó đưa ngọc cốt nguyên thể dài 18m vào đình Thắng Tam lập lăng thờ phụng. Hàng năm, Lễ hội nghinh ông Thắng Tam được tổ chức quy mô, kéo dài trong 3 ngày 16,17,18 tháng 9 âm lịch nhằm tỏ lòng biết ơn Ông đã che chở, giúp đỡ ngư dân và những bậc tiền hiền có công khai hoang, mở đất, những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam được các thế hệ ngư dân và cộng đồng dân cư Vũng Tàu lưu giữ hơn 100 năm, và được nâng cấp thành một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, quy mô của Việt Nam từ năm 2000.

Trước đó, các ngành chức năng và địa phương đã hoàn chỉnh hồ sơ khoa học nhằm nhận diện rõ nét giá trị, tầm vóc của 2 lễ hội Dinh Cô và Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam, khẳng định các di sản này được cộng đồng tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Việc Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị đưa 2 Lễ hội này vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể; góp phần phục vụ du lịch và thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương trong thời gian tới.

Thành An
TIN LIÊN QUAN

3 điểm đến thiên nhiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút du khách nhờ vẻ đẹp từ những điểm đến yên bình, gần gũi thiên nhiên, thích hợp cho các kỳ nghỉ cuối tuần.

Mùa hái nho rừng ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Vào dịp tháng 10 là mùa những trái nho chín mọng trên các tán rừng thưa, cũng là lúc nhiều người tìm thứ quả thiên nhiên ban tặng này.

Bà Rịa - Vũng Tàu vào mùa đánh bắt cá mai

Thành An |

Tháng 10, khi bắt đầu mùa gió chướng, những đoàn thuyền đánh cá ở Bà Rịa - Vũng Tàu mang theo thành quả lao động cùng sự phấn khởi của ngư dân vào bờ.

3 điểm đến thiên nhiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút du khách nhờ vẻ đẹp từ những điểm đến yên bình, gần gũi thiên nhiên, thích hợp cho các kỳ nghỉ cuối tuần.

Mùa hái nho rừng ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Vào dịp tháng 10 là mùa những trái nho chín mọng trên các tán rừng thưa, cũng là lúc nhiều người tìm thứ quả thiên nhiên ban tặng này.

Bà Rịa - Vũng Tàu vào mùa đánh bắt cá mai

Thành An |

Tháng 10, khi bắt đầu mùa gió chướng, những đoàn thuyền đánh cá ở Bà Rịa - Vũng Tàu mang theo thành quả lao động cùng sự phấn khởi của ngư dân vào bờ.