Chùa Hương cuối tuần chật như nêm, khách chen chân đi lễ

Chí Long - Hải Nguyễn |

Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, dòng người ùn ùn đổ về Khu di tích chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) để tham quan, lễ bái.

Sáng 3.3, nhiệt độ tăng, trời hửng nắng, thời tiết thuận lợi để du xuân, chiêm bái đầu năm. Ngay từ sáng sớm ngày cuối tuần, dòng người từ khắp nơi đổ về chùa Hương - một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội. Ảnh: Liên
Hàng ngàn người chen chúc tại khu vực bến đò, dòng sông Yến tấp nập đò qua lại từ sáng sớm. Du khách có thể lựa chọn phương án đi bộ hoặc đi cáp treo lên động Hương Tích. Ảnh: Liên
Trả lời Lao Động, ông Tuấn Anh - Chánh văn phòng Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, cho biết tính riêng trong ngày 2.3 chùa Hương đón hơn 27.000 lượt khách. Ngày 3.3, đến 14h15 hơn 42.000 lượt khách đến chùa. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ban quản lý di tích điều phối dòng người xuống động Hương Tích để tránh tình trạng quá đông, gây tắc nghẽn. Vệ sinh trong khuôn viên khu di tích được đảm bảo sạch sẽ, hoạt động chiêm bãi văn minh. Video: Nhân vật cung cấp
Khu vực ga cáp treo đông nghẹt người đứng xếp hàng, chờ lên cabin.
Khu vực ga cáp treo đông nghẹt người đứng xếp hàng, chờ lên cabin. Chị Hồng Phúc, nữ du khách cùng gia đình từ Hưng Yên đến chùa Hương chiêm bái đầu năm, cho biết: "Gia đình tôi đi từ sáng sớm, đến ga cáp treo lúc 7h sáng mà vẫn phải xếp hàng chờ khoảng 40 phút mới lên được cabin. Khách càng đến muộn, dòng người xếp hàng càng công, có khi mất cả mấy tiếng vẫn chưa lên được cáp treo". Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo nữ du khách, giá cáp treo khứ hồi cho người lớn là 220.000 đồng/người, trẻ em là 150.000 đồng/người. Giá vé tham quan, dịch vụ thuyền đò đúng với giá liêm yết, không có tình trạng chặt chém, chèo kéo khách.
Giá cáp treo khứ hồi cho người lớn là 220.000 đồng/người, trẻ em là 150.000 đồng/người. Chị Hồng Phúc cho biết vé tham quan, dịch vụ thuyền đò đúng với giá niêm yết, không có tình trạng chặt chém, chèo kéo khách. “Dù khách đông, không tránh được tình trạng chen chúc, chờ đợi nhưng ai nấy đều phấn khởi vì thời tiết đẹp. Hàng quán hai bên đường bán giá cả cạnh tranh, không có tình trạng chặt chém, chèo kéo khiến khách khó chịu“, chị chia sẻ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dù lượng khách lên khu di tích chùa Hương và động Hương tích rất đông, theo chị Hồng Phúc, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy. Đôi khi BQL di tích phải ngăn chậm số người xuống động Hương Tích để tránh tình trạng quá đông gây tắc nghẽn. Khuôn viên khu di tích khá sạch sẽ, văn minh. Ảnh: Hoa Rose
Dù lượng khách lên khu di tích chùa Hương và động Hương tích rất đông, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy. “Dù khách đông, không tránh được tình trạng chen chúc, chờ đợi nhưng ai nấy đều phấn khởi vì thời tiết đẹp. Hàng quán hai bên đường bán giá cả cạnh tranh, không có tình trạng chặt chém, chèo kéo khiến khách khó chịu“, chị Hồng Phúc chia sẻ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau lễ khai hội vào mùng 6 tháng Giêng, lượng khách đổ về chùa Hương vẫn duy trì ổn định. Đại diện Ban quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, tính từ ngày 12.2 đến 3.3, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương bán hơn 439.000 lượt vé cho khách đến tham quan, chiêm bái. Cuối tháng Giêng, lượng khách đổ về chùa Hương dịp cuối tuần không những không giảm mà còn có xu hướng tăng, đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ ở địa phương. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chí Long - Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hàng vạn khách đội mưa khai hội chùa Hương

Chí Long (Ảnh: Hải Nguyễn) |

Sáng 15.2.2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc, thu hút người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Hương đông đúc trước ngày khai hội

Anh Vũ - Trần Tuấn |

Chưa tới ngày khai hội Lễ hội chùa Hương, hàng nghìn du khách đã tập trung tại danh thắng này để thăm thú và lễ chùa.

Lênh đênh trên dòng suối Yến tới chùa Hương trẩy hội

Anh Vũ - Trần Tuấn |

Ngồi đò trên dòng suối Yến là trải nghiệm không thể bỏ qua với du khách vãn cảnh chùa Hương, nhất là mùa lễ hội đầu năm.