Ghé thăm những nơi lưu dấu thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế

PHÚC ĐẠT |

Mảnh đất Kinh kỳ chính là nơi đã góp phần nuôi dưỡng, hun đúc và bước đầu hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước. Khoảng thời gian 10 năm sống  ở mảnh đất Kinh kỳ chính là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau này. Hiện nay, ở Huế có hơn 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người không thể không nhắc đến.

Thuở thiếu thời, có hai lần Bác Hồ theo cha đến sống trên đất Huế. Cụ thể, lần đầu từ năm 1895 - 1901 với cái tên Nguyễn Sinh Cung, lần hai từ năm 1906 - 1909, khi đã ở tuổi thanh niên và mang tên Nguyễn Tất Thành.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan (TP. Huế).
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan (TP. Huế).

Nhà lưu niệm Bác Hồ (số 112, đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, TP Huế) là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống khi theo gia đình vào Huế lần thứ 1 từ 1895 - 1901.

Địa chỉ nhà lưu biện Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan (TP. Huế).
Địa chỉ nhà lưu biện Bác Hồ ở đường Mai Thúc Loan (TP. Huế).

Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) thi đỗ Cử nhân ở trường thi Hương Nghệ An. Năm 1895, ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ.

Khung cửi trong nhà lưu niệm Bác Hồ (đường Mai Thúc Loan, TP. Huế).
Khung cửi trong nhà lưu niệm Bác Hồ (đường Mai Thúc Loan, TP. Huế).

Để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo, ông xin vào học Trường Quốc Tử Giám - Huế và được chấp nhận. Tuy nhiên, học bổng của trường rất ít, không đủ để ông sinh sống tại đất kinh đô, vì vậy, ông về quê bàn với gia đình đưa vợ con cùng vào Huế để gia đình có điều kiện giúp đỡ ông học hành và ông cũng có thời gian chăm sóc và nuôi dạy các con. Đến Huế, nhờ người quen giới thiệu ông đã thuê được một gian nhà nhỏ ở đường Đông Ba (là ngôi nhà di tích hiện nay).

Một số Vật dụng trong nhà lưu niệm Bác Hồ (đường Mai Thúc Loan, TP. Huế).
Một số Vật dụng trong nhà lưu niệm Bác Hồ (đường Mai Thúc Loan, TP. Huế).
Một số Vật dụng trong nhà lưu niệm Bác Hồ (đường Mai Thúc Loan, TP. Huế).

Tại ngôi nhà này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên Bác Hồ lúc nhỏ) đã trải qua những năm tháng tuổi thơ trong sự tảo tần của mẹ, sự nghiêm khắc và nhân nghĩa của cha.

Ngôi nhà được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 74/VH-QĐ ngày 2.2.1993.

một số vật dụng khác.
một số vật dụng khác.
Những vật dụng sinh hoạt còn lưu giữ tại nhà lưu niệm.

Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, ông Nguyễn Sinh Sắc được ông Nguyễn Sĩ Độ mời về nhà dạy học (tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, vừa để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình cho bà Loan và cũng để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con đã đến tuổi học chữ... Đây chính là nơi ngày xưa Bác Hồ thường vui chơi, học tập với bạn bè và lưu giữ bao ký ức thời niên thiếu.

Ngôi nhà lưu niệm ở làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).
Ngôi nhà lưu niệm ở làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).

Đình làng Dương Nỗ là nơi Bác Hồ thường ra ngồi học, vui chơi, quan sát và tìm hiểu về lịch sử ngôi đình cũng như đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong làng.

Đình làng Dương Nỗ.
Đình làng Dương Nỗ.

Một địa điểm cũng gắn liền với Bác Hồ ở mảnh đất xứ Huế chính là ngôi trường THPT Chuyên Quốc học Huế (tọa lạc ở đường Lê Lợi, TP. Huế). Đây là một trong 3 ngôi trường THPT lâu đời nhất Việt Nam (sau THPT Lê Quý Đôn ở TP. HCM và THPT Nguyễn Đình Chiểu ở TP. Mỹ Tho).

Trường Quốc Học Huế (đường Lê Lợi , TP. Huế).
Trường Quốc Học Huế (đường Lê Lợi , TP. Huế).

Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, bên cạnh cửa Đông Ba là nơi Người theo học trong khoảng thời gian cùng cha vào Huế lần thứ 2 (1906-1909). Dù trong chốn quan trường, nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc và các con vẫn sống cuộc sống giản dị, thanh bần của một gia đình nho giáo nghèo xứ Nghệ. Chứng kiến những suy tư trăn trở của cha, Người cũng sớm nhận ra sự thối nát của chốn quan trường.

Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba (phường Phú Hòa, TP. Huế).
Di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba (phường Phú Hòa, TP. Huế).

Vào năm 1908, Nguyễn Tất Thành (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất của Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại ngôi trường Quốc học niên khoá 1908 - 1909.

Hiện giữa sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Di tích Địa điểm Toà Khâm sứ Trung kỳ  (số 32 đường Lê Lợi, TP. Huế, nay là trường Đại học Sư phạm Huế).
Di tích Địa điểm Toà Khâm sứ Trung kỳ (số 32 đường Lê Lợi, TP. Huế, nay là trường Đại học Sư phạm Huế).

Di tích Tòa Khâm sứ Trung kỳ (cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở miền Trung trước 1945), nơi đây chứng kiến người học trò ưu tú của Trường Quốc học – Nguyễn Tất Thành đứng trong hàng ngũ biểu tình chống thuế, nói lên tiếng nói chính nghĩa, đòi quyền được sống, quyền được làm người. Từ phong trào đấu tranh của nhân dân, Người cũng đã nhận rõ bản chất của kẻ thù, từ đó quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

“Rực rỡ tháng Năm” đánh thức ký ức thanh xuân

Hoàng Văn Minh |

Từ ngày 15.5-16.6.2019, Công viên Ấn tượng Hội An sẽ tổ chức sự kiện “Rực rỡ tháng Năm” với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đây là chương trình nhằm mang đến cho du khách, đặc biệt là các học sinh, sinh viên một không gian đậm chất thơ mộng của tuổi học trò để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ bên thầy cô và bạn bè trước khi ra trường.

Chàng trai trẻ biến vỏ trứng thành sản phẩm du lịch

PHÚC ĐẠT |

Xem vỏ trứng là nguồn cảm hứng sáng tạo, chàng họa sĩ trẻ Hoàng Ngọc Lượm đã đưa vỏ trứng lên nhiều đồ dùng sinh hoạt, biến đây thành những tác phẩm nghệ thuật. Không những vậy, anh còn đưa những sản phẩm này đến với mọi người, phục vụ khách du lịch.

Trải nghiệm làm ngư dân trên phá Tam Giang

PHÚC ĐẠT |

Phá Tam Giang là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nơi đây cũng được biết tới là một trong những điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất ở Huế. Ngoài cảnh đẹp, thiên nhiên còn ban tặng cho Tam Giang một hệ sinh thái trù phú. Sẽ thật đáng tiếc nếu ai đã đến đây mà không thử cùng người dân trải nghiệm cuộc sống nơi này.

Khe Lạnh - Điểm đến lý tưởng trong những ngày hè ở Huế

PHÚC ĐẠT |

Nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng hơn 30km về hướng tây nam, Khe Lạnh là một thác nước nhỏ trong khu vực lòng hồ của thủy điện Bình Điền (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế). Đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày hè nóng nực nhưng không phải ai cũng biết đến.