Hát Sli của người Nùng - Bắc Kạn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể

Thuý Quỳnh |

Mới đây, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hát Sli của người Nùng” xã Xuân Dương, huyện Na Rì và giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19.4).

Ngày 9.3.2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 830 công bố “Hát Sli của người Nùng, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Sli trong tiếng Nùng, nghĩa là “thơ”, là làn điệu dân ca đặc sắc của đồng bào dân tộc Nùng ở Bắc Kạn nói riêng và Việt Bắc nói chung. Tại Bắc Kạn, “cái nôi” nuôi dưỡng loại hình nghệ thuật này thuộc xã Xuân Dương, huyện Na Rì. Làn điệu Sli là hình thức hát thơ, được thể hiện dưới dạng đối đáp giữa nam và nữ, thường do các đôi trai gái cùng nhau thể hiện.

“Hát Sli của người Nùng” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn
“Hát Sli của người Nùng” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn

Loại hình nghệ thuật này thường được biểu diễn trong nhiều không gian khác nhau. Đó có thể trong các ngày hội, chợ phiên, lễ cưới, ngày vào nhà mới, hay biểu diễn bên nhà sàn, ven suối… Khi đi chợ hoặc tham gia lễ hội, họ gặp nhau, kết thành nhóm và chọn địa điểm để hát. Vào ngày 25.3 âm lịch, đồng bào Nùng nơi đây vẫn duy trì được Chợ tình Xuân Dương để giao lưu tiếng hát, văn hóa thông qua làn điệu Sli.

Nội dung được gửi gắm trong từng điệu hát Sli là những câu chuyện đối đáp, giao duyên, câu chuyện của cuộc sống đời thường, gắn bó thân thiết với con người Bắc Kạn.

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh, có 2 câu lạc bộ hát Sli với gần 100 nghệ nhân. Không chỉ là một loại hình dân ca độc đáo của người Nùng, hát Sli còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Qua đó, loại hình nghệ thuật này đã tạo ra không gian, môi trường văn hóa để mọi người được bày tỏ tình cảm với cộng đồng, làng bản.

Việc hát Sli của người Nùng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã khẳng định tính độc đáo, hấp dẫn của nghệ thuật trình diễn dân gian này. Đồng thời, mở ra cơ hội phát triển du lịch của Bắc Kạn trong thời gian tới.

Thuý Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Cùng khám phá Quảng Bình với tổng giá trị giải thưởng 150 triệu đồng

LÊ PHI LONG |

Ngày 20.4 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đã tổ chức phát động cuộc thi "trải nghiệm du lịch Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt".

Giỗ Tổ Hùng Vương, đi cáp treo Núi Sam ngắm toàn cảnh Châu Đốc

Lục Tùng |

Chỉ mất 5 phút, Cáp treo Núi Sam sẽ đưa du khách lên đỉnh Học Lĩnh Sơn để ngắm toàn cảnh Châu Đốc - phố núi biên thùy của An Giang sông núi hữu tình.

Bảo tồn giá trị di sản Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn

Hữu Long |

Ngày 25.3, đại diện Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) đã trao Bằng chứng nhận Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện chính quyền và nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Cùng khám phá Quảng Bình với tổng giá trị giải thưởng 150 triệu đồng

LÊ PHI LONG |

Ngày 20.4 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình đã tổ chức phát động cuộc thi "trải nghiệm du lịch Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt".

Giỗ Tổ Hùng Vương, đi cáp treo Núi Sam ngắm toàn cảnh Châu Đốc

Lục Tùng |

Chỉ mất 5 phút, Cáp treo Núi Sam sẽ đưa du khách lên đỉnh Học Lĩnh Sơn để ngắm toàn cảnh Châu Đốc - phố núi biên thùy của An Giang sông núi hữu tình.

Bảo tồn giá trị di sản Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn

Hữu Long |

Ngày 25.3, đại diện Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) đã trao Bằng chứng nhận Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện chính quyền và nhân dân quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).