Khai thác du lịch từ lễ hội cổ truyền Khmer ở Bạc Liêu

Chí Long |

Các lễ hội cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng mang những giá trị độc đáo, là tài nguyên hấp dẫn để phát triển du lịch.

Hàng năm, các lễ hội của người Khmer chủ yếu được tổ chức tại chùa, được đồng bào từ già trẻ, gái trai tham gia, hòa mình vào các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian độc đáo.

Bạc Liêu có hơn 17.000 hộ đồng bào Khmer sinh sống, chiếm 7,5% tổng dân số. Ảnh: Bazan Travel
Bạc Liêu có hơn 17.000 hộ đồng bào Khmer sinh sống, chiếm 7,5% tổng dân số. Ảnh: Bazan Travel

Tỉnh Bạc Liêu là một trong những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Các lễ hội của người Khmer ở đây không chỉ chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống mà còn mang tính cộng đồng rõ nét, được xem là nguồn tài nguyên hấp dẫn để thúc đẩy du lịch phát triển.

Tết Chôl-chnăm-thmây là một trong những lễ hội đặc sắc nhất, được xem như Tết cổ truyền của dân tộc Khmer. Vào ngày này, người dân không chỉ đi lễ Phật, vào chùa tụng kinh, chúc mừng năm mới mà còn tham gia nhiều hoạt động thú vị như rước kiệu lễ vật đi 3 vòng quanh chính điện, đắp núi cát cầu phúc duyên, tắm Phật... Buổi tối, mọi người lại rộn ràng đến chùa xem biểu diễn dù kê, múa rom-vong, giao lưu văn nghệ... vô cùng náo nhiệt.

Lễ hội của người Khmer chủ yếu tổ chức tại chùa. Ảnh: Du lịch miền Tây.
Lễ hội của người Khmer chủ yếu tổ chức tại chùa. Ảnh: Du lịch miền Tây.

Trong dịp này, nhiều chùa tổ chức đua ghe Ngo, thu hút đông đảo người dân tham dự. Ngoài ra, hội thi làm bánh gừng, bánh ớt dành cho chị em phụ nữ thể hiện sự khéo tay, hay làm, vừa hấp dẫn du khách, vừa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị ẩm thực đặc trưng của người Khmer.

Nhận thấy tiềm năng lớn từ giá trị truyền thống của văn hóa Khmer, những năm qua, nhiều địa phương ở vùng Nam Bộ nói chung và Bạc Liệu nói riêng đã gắng sức bảo tồn, phát huy những truyền thống đó. Tuy nhiên, các lễ hội, văn hóa Khmer vẫn chưa được quảng bá rộng rãi, hiệu quả đối với du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội đua thuyền thu hút đông đảo người tham gia. Ảnh: Bazan Travel
Lễ hội đua thuyền thu hút đông đảo người tham gia. Ảnh: Bazan Travel

Bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, lễ hội, Bạc Liêu phối hợp với ban ngành liên quan cần tổ chức, xây dựng dịa điểm ăn uống, ngủ nghỉ phục vụ du khách. Đặc biệt, tỉnh chỉ nên chọn nững điểm đến nổi tiếng, kiến trúc đẹp, giao thông tiện lợi để xây dựng làm khu du lịch.

Ngoài ra, tỉnh cần tăng cường quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư để xây dựng, phát triển các cơ sở, loại hình, doanh nghiệp du lịch. Bạc Liêu cũng phải liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để đưa lễ hội Khmer vào các tour du lịch chào bán cho du khách.

Những hoạt động trong lễ hội như đua ghe Ngo, làm bánh gừng, bánh ớt, xem múa rom-vong... chắc hẳn sẽ là trải nghiệm thú vị cho du khách khi lần đầu tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người Khmer. Do đó, lễ hội Khmer chắc chắn sẽ là nguồn tài nguyên du lịch cực tốt cho Bạc Liêu nến như được định hướng khai thác đúng cách, triệt để trong tương lai.

Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao và ý nghĩa cố kết cộng đồng

Lý Viết Trường |

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc sẽ diễn ra từ 6.10 đến 8.10 không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của người Dao và kích cầu du lịch mà còn tạo không gian để những người đồng tộc có cơ hội giao lưu.

Bảo tàng Dân tộc học tổ chức chương trình Trung thu

Thanh Hương |

Trong hai ngày 3 và 4.9 (tức ngày 8 và 9.8 Âm lịch), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình “Trung thu 2022: Sức sống đồ chơi dân gian”.

Xây dựng và phát huy mô hình đan lát truyền thống của người Khmer

THUỲ TRANG |

Từ ngày 26.11 đến ngày 4.12, Bộ VHTTDL sẽ thực hiện kế hoạch tổ chức xây dựng và phát huy mô hình đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.