Kỷ lục Việt Nam tại Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn- Đà Nẵng 2018

NGUYỄN TRI (Theo TITC) |

Trong Lễ khai mạc tối ngày 2.4, Lá cờ Phật giáo lớn nhất Việt Nam (Đại kỳ) treo tại lễ hội và Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên Việt Nam được công bố là hai kỷ lục Việt Nam.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng chính thức diễn ra từ ngày 2.4 đến 4.4 (nhằm ngày 17,18 & 19.2 âm lịch).

Được biết, đây là năm thứ hai lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức theo hình thức xã hội hóa, tập trung ở các hoạt động như: chương trình nghệ thuật khai mạc, bế mạc, các hoạt động văn hóa văn nghệ, tuyên truyền quảng bá, trang trí và một phần hoạt động thể thao.

Khai mạc lễ hội có sự tham dự lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố và quận, các đoàn phật giáo, đoàn nghệ thuật quốc tế, cùng đông đảo đồng bào phật tử, nhân dân và du khách tham gia.

 
Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo.

Bên cạnh lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, còn diễn ra các nghi lễ Tế Xuân cầu quốc thái - dân an; lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân công chúa; các chương trình văn hóa, văn nghệ như: triển lãm mỹ thuật, hô hát bài chòi, biểu diễn võ thuật dân tộc, biểu diễn thư pháp nghệ thuật Nhật Bản, nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản; các hoạt động thể thao như đua thuyền truyền thống, hội cờ làng; các hoạt động thuyết pháp, Pháp đàn được chùa Quán Thế Âm tổ chức thường xuyên trong lễ hội và được các vị chức sắc Phật giáo nổi tiếng trong nước thuyết giảng.

Bảo tàng Văn hóa Phật giáo có diện tích khoảng 700m2, đặt tại tầng 2 của ngũ giác đài sen Ngọc trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm được khánh thành vào cuối năm 2015. Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo bao gồm nhiều bộ tượng Phật, mộc bản kinh Phật, đồ thờ cúng, nhạc khí, tranh tượng…có niên đại từ thế kỷ 7-8, cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20… Trong thời gian diễn ra lễ hội, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo cũng sẽ mở cửa để đồng bào phật tử và người dân khắp nơi đến chiêm bái, tham quan.

Phần lễ chính thức được thu hút hàng vạn đồng bào Phật tử và người dân tham gia là Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ diễn ra sáng ngày 4.4 (19.2 âm lịch). Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm gửi gắm thông điệp về tình thương yêu, hướng thiện trong mỗi con người, hướng lòng thành về Đức Quán Thế Âm, sự hòa hợp giữa Phật pháp và dân tộc, cầu nguyện cho đất nước luôn được hòa bình ấm no, nhân dân an lạc hạnh phúc.

NGUYỄN TRI (Theo TITC)
TIN LIÊN QUAN

“Âm vọng Sông Hương”: Hội tụ và lan tỏa âm sắc Huế

NGUỄN TRI (Theo TITC) |

Đây là chương trình nghệ thuật đầu tiên trong suốt 10 kỳ Festival được thực hiện trên một sân khấu chìm trên sông Hương với quy mô lớn nhất và phức tạp nhất.

Hải Phòng: Tổ chức lễ hội chiến thắng Bạch Đằng Giang

NGUYỄN TRI (Theo TITC) |

Đây là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô cấp thành phố nhân kỷ niệm 730 năm chiến thắng Bạch Đằng Giang.

Ninh Binh: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 1.050 năm nhà nước Đại Cồ Việt

NGUYỄN TRI (Theo TITC) |

Hướng tới kỷ niệm 1.050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018), tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều hoạt động chính trị, văn hóa, thể thao thiết thực, ý nghĩa chào mừng đại lễ.

Lâm Đồng: Tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương

NGUYỄN TRI (Theo TITC) |

Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, tưởng nhớ cội nguồn dân tộc, thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn, bồi đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Quảng Trị: Đồng bào Pa Kô tổ chức Lễ hội Ariêu Ping

NGUYỄN TRI (Theo TITC) |

Đây là dịp để đồng bào Pa Kô thắt chặt tình đoàn kết hàng xóm láng giềng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày. 

Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm 2018 với chủ đề “Ru tình Khâu Vai”

NGUYỄN TRI (Theo TITC) |

Lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.