Lễ Sen Dolta, nét văn hóa đặc sắc của người Khmer

Quy Sa |

Lễ Sen Dolta là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Khmer, nhằm hồi hướng phước báo đến ông bà cha mẹ.

Ảnh: Quy Sa.
Trong tiếng Khmer, từ "Sen" có nghĩa là cúng, "Dol" có nghĩa là bà và “Ta” mang nghĩa là ông. Theo Thượng tọa Chau Hắc lễ Sen Dolta có ý nghĩa như lễ Vu Lan của người Việt. Hàng năm cứ vào ngày 29.8 đến ngày mùng 1.9 âm lịch, năm nay nhằm ngày 13 đến 15.10.2023, bà con trong phum sóc lại tất bật chuẩn bị tổ chức ngày lễ lớn Sen Dolta. Ảnh: Quy Sa.
Ảnh: Quy Sa.
Bà con tổ chức ngày lễ này để tưởng nhớ công ơn đến bậc sinh thành, người thân quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai giúp cho người dân có cuộc sống ổn định đồng thời cầu nguyện cho sự bình an và may mắn trong tương lai. Ảnh: Quy Sa.
Ảnh: Quy Sa.
Trong lễ hội này, người Khmer thường diện trang phục truyền thống rực rỡ và đẹp mắt. Mọi người tập trung về các ngôi đền và chùa dâng lên các vị sư những món ăn, trái cây được chuẩn bị chỉn chu và bà con sẽ ngồi nghe sư tụng kinh cầu siêu hồi hướng công quả đến thân nhân quá cố của mình. Ảnh: Quy Sa.
Vào dịp lễ Sen Dolta mỗi năm dù ai đang làm ăn ở nơi xứ người thì cũng sẽ dành thời gian trở về quê nhà sum họp với gia đình đón lễ lớn trong năm. Dù người già hay trẻ nhỏ đều mong muốn được nhận được phước lành. Ảnh: Quy Sa.
Vào dịp lễ Sen Dolta mỗi năm dù ai đang làm ăn ở nơi xứ người thì cũng sẽ dành thời gian trở về quê nhà sum họp với gia đình đón lễ lớn trong năm. Dù người già hay trẻ nhỏ đều mong muốn nhận được phước lành. Ảnh: Quy Sa.
Ảnh: Quy Sa.
Trước ngày Sen Đôn Ta 15 ngày người dân thường phải thức sớm từ lúc 3h sáng nấu cơm vắt mang đến chùa nghe sư tụng kinh sau đó bà con sẽ bỏ cơm vào 9 mâm xung quanh chính điện với ý nghĩa là cho các vong linh chết oan không có người thờ cúng ăn. Ảnh: Quy Sa.
Ảnh: Quy Sa.
Kết thúc lễ Sen Dolta là nghi thức cúng tiễn đưa ông bà. Có thể thấy, lễ Sen Dolta mang ý nghĩa rất lớn đối với dân tộc Khmer dù không sôi động, náo nhiệt bằng Tết mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây nhưng ngày lễ này mang đậm ý nghĩa "uống nước nhớ nguồn", là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Ảnh: Quy Sa.
Quy Sa
TIN LIÊN QUAN

Đêm khai mạc ngập tràn ánh sáng tại Lễ hội thác Bản Giốc năm 2023

An Trịnh |

Rất nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc cả truyền thống lẫn hiện đại đã tạo nên đêm khai mạc Lễ hội thác Bản Giốc đặc sắc.

1.000 người sẽ đồng diễn tại Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

Chí Long |

Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023 diễn ra từ ngày 5 - 9.10, hứa hẹn mang đến nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách đến Cao Bằng.

Vũng Tàu công bố lễ hội Nghinh Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Có tên trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam ở Vũng Tàu mang nhiều giá trị qua hơn 100 năm.

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Lễ hội Mừng lúa mới là một nét đặc trưng văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thần trong đời sống tâm linh của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu.

Đêm khai mạc ngập tràn ánh sáng tại Lễ hội thác Bản Giốc năm 2023

An Trịnh |

Rất nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc cả truyền thống lẫn hiện đại đã tạo nên đêm khai mạc Lễ hội thác Bản Giốc đặc sắc.

1.000 người sẽ đồng diễn tại Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

Chí Long |

Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023 diễn ra từ ngày 5 - 9.10, hứa hẹn mang đến nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách đến Cao Bằng.

Vũng Tàu công bố lễ hội Nghinh Ông là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Có tên trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam ở Vũng Tàu mang nhiều giá trị qua hơn 100 năm.

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Lễ hội Mừng lúa mới là một nét đặc trưng văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thần trong đời sống tâm linh của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu.