Lên vùng cao A Lưới xem đồng bào Pa Cô ăn Tết

PHÚC ĐẠT |

Trong những ngày Tết truyền thống của dân tộc mình, người dân Pa Cô cùng nhau sum vầy, bày biện ra những món ăn tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh, mẹ của các giống cây trồng…

Theo tìm hiểu, AZa không chỉ là lễ hội, là ngày tết vui tươi nhộn nhịp mà còn thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác…

Chuẩn bị các lễ vật.
Chuẩn bị các lễ vật.

Mới đây, tại làng A Năm (xã Hồng Vân, huyện A Lưới) đã diễn ra lễ hội Aza Koonh người Pa Cô, dân tộc Tà Ôi ở huyện A Lưới.

Aza Koonh là lễ hội truyền thống, Tết cổ truyền của dân tộc Pa Cô nói riêng và các dân tộc thiểu số huyện A Lưới nói chung, nhằm đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới.

Đây là lễ hội truyền thống của người dân Pa Cô.
Đây là lễ hội truyền thống của người dân Pa Cô.

Lễ hội AZa là một trong những nét tinh hoa văn hóa tốt đẹp, độc đáo của đồng bào nơi đây, được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong.

AZa không chỉ là lễ hội, là ngày tết vui tươi nhộn nhịp mà còn thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Một số lễ vật chuẩn bị mang lên nhà cộng đồng.
Một số lễ vật chuẩn bị mang lên nhà cộng đồng.

Lễ hội Aza Koonh thể hiện lòng thành kính biết ơn đến các vị thần linh đã che chở phong ba, bão táp, điều hòa khí hậu để mùa màng tốt tươi, bội thu, là dịp để khẳng định tình cảm gắn bó thiêng liêng, sống chết có nhau, no đói có nhau của làng bản.

Đây là dịp để người dân tỏ lòng thành kính lên các vị thần linh.
Đây là dịp để người dân tỏ lòng thành kính lên các vị thần linh.

Ngoài mục đích tạ ơn các đấng thần linh, theo phong tục địa phương, lễ hội Aza Koonh còn là dịp để người dân ở các thôn bản ngồi quây quần bên nhau, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt để giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó, tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng.

5 Người dân đi theo từng hàng mang lễ vật lên nhà cộng đồng.
5 Người dân đi theo từng hàng mang lễ vật lên nhà cộng đồng.

Tại lễ hội này, đông đảo người dân và du khách đã được chứng kiến người Pa Cô, dân tộc Tà Ôi tái hiện đầy đủ các bước lễ Aza Koonh như: Lễ tẩy rửa; Lễ xua đuổi các linh hồn dữ; Lễ chuẩn bị; Lễ mời mẹ lúa; Lễ cúng các vị giống cây trồng; Lễ cúng cho Giàng Xứ (Giàng sông, suối, gió, núi, mây, lửa, đất, đường xá,..); lễ cúng Giàng Cợt (vị thần ban tặng con người); Lễ ăn cơm mới…

Lễ vật đa dạng các món ăn.
Lễ vật đa dạng các món ăn.

Sau phần lễ, tiếp đến là phần hội. Trong ngày mừng tết Aza Koonh, những chàng trai, cô gái Pa Cô và đồng bào trong bản làng cùng chúc nhau ly rượu để mừng có sức khỏe dồi dào.

Không chỉ vậy, người dân còn nhảy múa, ca hát và vui chơi trong ngày tết truyền thống của mình.

Bày trí các lễ vật trên nhà cộng đồng.
Bày trí các lễ vật trên nhà cộng đồng.

Trong kho tàng văn hóa của các dân tộc miền tây Thừa Thiên  - Huế thì lễ hội Aza Koonh của người Pa Cô – Tà ôi là một trong những loại hình văn hóa đặc sắc. Chính vì những giá trị đó mà Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép thực hiện đề tài nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội này. Đây là một loại hình văn hóa thể hiện được nhiều giá trị ý nghĩa khác nhau, kể cả phần lễ lẫn phần hội”.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Ozo - Công viên trong rừng nguyên sinh thu hút rất đông du khách

LÊ PHI LONG |

Ngày 3.6 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, lượng khách đến thăm quan du lịch đã bắt đầu tăng cao khi bước vào mùa du lịch cao điểm, đặc biệt là những điểm du lịch mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đến làng biển Cảnh Dương xem ngư dân làm du lịch

PHÚC ĐẠT |

Nằm sát biển dưới chân Đèo Ngang về phía Nam, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch tuy chỉ có diện tích gần 1,5km2 nhưng được biết là làng chài sầm uất bậc nhất không chỉ ở tỉnh Quảng Bình mà cả miền Trung. Cùng với cảnh quan thiên nhiên trù phú, làng Cảnh Dương còn có các giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng độc đáo để kết hợp phát triển du lịch.

Sơn trang vĩnh hằng - Nghĩa trang du lịch độc đáo ở Quảng Trị

PHÚC ĐẠT |

Với diện tích hơn 33 hecta và tầm nhìn lên đến hàng trăm năm, Công viên nghĩa trang - Sơn trang vĩnh hằng (thuộc phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) là quần thể nghĩa trang - khu du lịch sinh thái - du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất ở Quảng Trị hiện nay.

Độc đáo đám cưới truyền thống của người Pa Cô

PHÚC ĐẠT |

Đối với người dân tộc Pa Cô, lễ cưới, hỏi được xem là một trong những nghi lễ quan trọng. Trong khuôn khổ “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2019" được tổ chức tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nghi lễ này một lần nữa được người dân Pa Cô tái hiện cho du khách trải nghiệm.

Ozo - Công viên trong rừng nguyên sinh thu hút rất đông du khách

LÊ PHI LONG |

Ngày 3.6 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, lượng khách đến thăm quan du lịch đã bắt đầu tăng cao khi bước vào mùa du lịch cao điểm, đặc biệt là những điểm du lịch mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đến làng biển Cảnh Dương xem ngư dân làm du lịch

PHÚC ĐẠT |

Nằm sát biển dưới chân Đèo Ngang về phía Nam, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch tuy chỉ có diện tích gần 1,5km2 nhưng được biết là làng chài sầm uất bậc nhất không chỉ ở tỉnh Quảng Bình mà cả miền Trung. Cùng với cảnh quan thiên nhiên trù phú, làng Cảnh Dương còn có các giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng độc đáo để kết hợp phát triển du lịch.

Sơn trang vĩnh hằng - Nghĩa trang du lịch độc đáo ở Quảng Trị

PHÚC ĐẠT |

Với diện tích hơn 33 hecta và tầm nhìn lên đến hàng trăm năm, Công viên nghĩa trang - Sơn trang vĩnh hằng (thuộc phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) là quần thể nghĩa trang - khu du lịch sinh thái - du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất ở Quảng Trị hiện nay.

Độc đáo đám cưới truyền thống của người Pa Cô

PHÚC ĐẠT |

Đối với người dân tộc Pa Cô, lễ cưới, hỏi được xem là một trong những nghi lễ quan trọng. Trong khuôn khổ “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2019" được tổ chức tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nghi lễ này một lần nữa được người dân Pa Cô tái hiện cho du khách trải nghiệm.