Thi thả diều, thi cà kheo dưới nước tại lễ hội Dinh Cô Long Hải

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Hằng năm, lễ hội Dinh Cô Long Hải được tổ chức trong 3 ngày từ 10 đến 12.2 Âm lịch. Năm nay, lễ hội được tổ chức kéo dài hơn, diễn ra trong 5 ngày từ mùng 8 đến 12.2 Âm lịch (từ 27.2 đến hết ngày 3.3.2023).

Ngoài các nghi lễ truyền thống, năm nay lễ hội Dinh Cô Long Hải đã đưa vào thêm nhiều hoạt động mới thu hút như: sân khấu hóa lịch sử hình thành Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Dinh Cô, Mộ Cô; cuộc thi thả diều bãi biển; bóng chuyền bãi biển; thi đi cà kheo dưới nước...

Vì lễ hội diễn ra dài ngày cùng nhiều hoạt động, ban tổ chức đã chuẩn bị kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cũng như kiểm tra niêm yết, quản lý giá cả, bảo đảm vệ sinh môi trường. Các lực lượng phân luồng giao thông, cứu hộ, y tế cũng được chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực và phương tiện.

Theo ông Lâm Văn Hồng - Chủ tịch UBND huyện do ngày lễ kéo dài hơn, nên lượng du khách, khách hành hương cũng đông hơn nên công tác chuẩn bị phải kỹ càng, phối hợp giữa các lực lượng để đảm bảo an toàn cho các hoạt động, cũng như giữ cho hình ảnh lễ hội đẹp hơn trong nhận định của người dân và du khách đến tham gia.

Lễ hội Dinh Cô còn gọi là lễ giỗ cô và dần được phát triển lên thành lễ hội, mục đích để cầu cho quốc thái dân an, đặc biệt là ngư dân làm ăn được mùa. Dân gian lưu truyền, nơi đây thờ một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng, tử nạn trên biển và trôi dạt vào bờ biển Long Hải cách đây khoảng 200 năm. Người thiếu nữ này rất linh thiêng, thường hiển linh phù trợ ngư dân đánh bắt cá nên được ngư dân gọi là "Long Hải Thần Nữ”. Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, người dân Long Hải lại long trọng mở lễ hội Nghinh Cô - còn gọi là vía Cô.

Ngày 16.1.1995, Dinh Cô được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội Dinh Cô cũng được xếp vào một trong những sự kiện văn hóa – du lịch lớn nhất trong năm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thu hút rất nhiều khách thập phương, nhất là với người dân miền biển khắp nơi đổ về tham dự.

Thành An
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8 sẽ có 19 hoạt động và loạt điểm mới

NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 3.2, Ban tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuôt đã họp báo chính thức thông tin về các hoạt động tại lễ hội.

Lễ hội Báo Bản ở Ninh Bình náo nhiệt từ sáng tới đêm

Vân Hoa |

Hàng năm, dịp gần rằm tháng Giêng, làng Nộn Khê, Ninh Bình lại rộn ràng với lễ hội Báo Bản, diễn ra trong 3 ngày. Ở đó, chủ tế dâng hương tạ ơn thành hoàng làng, cầu cho một năm mới may mắn, bình an.

100 đô vật tỉ thí ở lễ hội làng Thủ Lễ, Huế

Quỳnh Nga |

Sáng 30/1 (mùng 9 tháng Giêng), hội vật làng Thủ Lễ ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế tưng bừng khai hội vật đầu Xuân, thu hút đông người dân, du khách về dự.

Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8 sẽ có 19 hoạt động và loạt điểm mới

NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 3.2, Ban tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuôt đã họp báo chính thức thông tin về các hoạt động tại lễ hội.

Lễ hội Báo Bản ở Ninh Bình náo nhiệt từ sáng tới đêm

Vân Hoa |

Hàng năm, dịp gần rằm tháng Giêng, làng Nộn Khê, Ninh Bình lại rộn ràng với lễ hội Báo Bản, diễn ra trong 3 ngày. Ở đó, chủ tế dâng hương tạ ơn thành hoàng làng, cầu cho một năm mới may mắn, bình an.

100 đô vật tỉ thí ở lễ hội làng Thủ Lễ, Huế

Quỳnh Nga |

Sáng 30/1 (mùng 9 tháng Giêng), hội vật làng Thủ Lễ ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế tưng bừng khai hội vật đầu Xuân, thu hút đông người dân, du khách về dự.