Độc đáo ngôi đình 100 tuổi có 2 cây bồ đề mọc trên mái ở Tiền Giang

NGUYÊN TRI |

Ở tỉnh Tiền Giang có một ngôi đình “độc nhất vô nhị” vì có 2 cây bồ đề với hàng trăm búi rễ ôm trọn thân đình.

Đình Tân Đông (thuộc xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông) được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh vào năm 2010. Đình có kiến trúc gồm: Gian chánh điện, gian phụ và sân đình.

Theo quan sát, phía trước đình có khắc năm 1907, nhưng không một ai biết chính xác năm ấy ngôi đình được xây dựng hay trùng tu từ bao giờ.
Theo quan sát, phía trước đình có khắc năm 1907, nhưng không một ai biết chính xác năm ấy ngôi đình được xây dựng hay trùng tu từ bao giờ.
Theo như nhiều bậc cao niên nhận định thì ngôi đình có hơn 100 tuổi, từ thời vua Minh Mạng. Đến thời kháng chiến chống Pháp, đình Tân Đông trở thành nên hội họp của các chiến sĩ cách mạng.
Theo như nhiều bậc cao niên nhận định thì ngôi đình có hơn 100 tuổi. Thời kháng chiến chống Pháp, đình Tân Đông trở thành nên hội họp của các chiến sĩ cách mạng.
Đến giai đoạn đánh Mỹ, đình bị quân địch biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng. Trong thời gian này, đình bị xuống cấp nhanh chóng do không được tu sửa.
Đến giai đoạn đánh Mỹ, đình bị quân địch biến thành nơi giam giữ, tra khảo, trấn áp các gia đình có con em tham gia cách mạng. Trong thời gian này, đình bị xuống cấp nhanh chóng do không được tu sửa.
Điều đặc biệt, cách đây khoảng 30 năm ngôi đình lại xuất hiện 3 cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây của những cây bồ đề này vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc.
Điều đặc biệt, cách đây khoảng 30 năm ngôi đình lại xuất hiện 3 cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây của những cây bồ đề này vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc.
Sau đó, một cây trong ba cây bồ đề đã bị một số người đào mang về làm cảnh, rất may là người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại.
Sau đó, một cây trong ba cây bồ đề đã bị một số người đào mang về làm cảnh, rất may là người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại.
Nhờ vào sự nâng đỡ của 2 cây bồ đề mọc trên đỉnh ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang mà giữ được ngôi đình vững chắc đến tận bây giờ.
Nhờ vào sự nâng đỡ của 2 cây bồ đề mọc trên đỉnh ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang mà giữ được ngôi đình vững chắc đến tận bây giờ.
Nhờ vào sự nâng đỡ của 2 cây bồ đề mọc trên đỉnh ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang mà giữ được ngôi đình vững chắc đến tận bây giờ.
Ông Võ Văn Bê (68 tuổi, người dân địa phương) chia sẻ: “Tôi không biết đình được xây dựng từ năm nào, nhưng nếu không có bộ rễ của cây bồ đề bám vào thì đình chắc đã sập rồi”.
Ông Võ Văn Bê (68 tuổi, người dân địa phương) chia sẻ: “Tôi không biết đình được xây dựng từ năm nào, nhưng nếu không có bộ rễ của cây bồ đề bám vào thì đình chắc đã sập rồi”.
Được biết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang mới đây đã trùng tu, tôn tạo đình Tân Đông với kinh phí gần 3 tỉ đồng, đồng thời Sở này đã nghiệm thu, bàn giao cho UBND xã Tân Đông quản lý từ ngày 20.8.2020.
Được biết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang mới đây đã trùng tu, tôn tạo đình Tân Đông với kinh phí gần 3 tỉ đồng, đồng thời Sở này đã nghiệm thu, bàn giao cho UBND xã Tân Đông quản lý từ ngày 20.8.2020.
Mặc dù đã sửa chữa, nhưng ngôi đình vẫn giữ được nguyên kiến trúc độc đáo đó chính là 2 cây bồ đề với chi chít rễ bám vào bức tường phía chính điện.
Mặc dù đã sửa chữa, nhưng ngôi đình vẫn giữ được nguyên kiến trúc độc đáo đó chính là 2 cây bồ đề với chi chít rễ bám vào bức tường phía chính điện.
NGUYÊN TRI
TIN LIÊN QUAN

Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức lễ hội Trung thu “Rộn ràng đón trăng”

Tường Minh |

Như thường niên, năm nay, Bảo tàng Đà Nẵng tiếp tục tổ chức lễ hội Trung thu cho thiếu nhi với chủ đề "Rộn ràng đón trăng" tại khuôn viên Bảo tàng, số 24 Trần Phú vào chiều 26.9 tới đây.

Có một bình yên mang tên Lý Sơn

Mai Hương - Thanh Chung |

Lý Sơn,Quảng Ngãi, nằm cách đất liền 15 hải lý. Đến Lý Sơn, du khách có thể ngắm nhìn hoàng hôn, cảm nhận cuộc sống yên bình nơi đây.

Mưa về, lên núi Cấm câu cua

Lục Tùng |

"Mưa về, lên núi Cấm câu cua” - từ lâu nay, cụm từ này không chỉ là lời mời mà còn là sự tự hào về đặc sản duy chỉ có trên nóc nhà Đồng bằng sông Cửu Long của tỉnh An Giang.

Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức lễ hội Trung thu “Rộn ràng đón trăng”

Tường Minh |

Như thường niên, năm nay, Bảo tàng Đà Nẵng tiếp tục tổ chức lễ hội Trung thu cho thiếu nhi với chủ đề "Rộn ràng đón trăng" tại khuôn viên Bảo tàng, số 24 Trần Phú vào chiều 26.9 tới đây.

Có một bình yên mang tên Lý Sơn

Mai Hương - Thanh Chung |

Lý Sơn,Quảng Ngãi, nằm cách đất liền 15 hải lý. Đến Lý Sơn, du khách có thể ngắm nhìn hoàng hôn, cảm nhận cuộc sống yên bình nơi đây.

Mưa về, lên núi Cấm câu cua

Lục Tùng |

"Mưa về, lên núi Cấm câu cua” - từ lâu nay, cụm từ này không chỉ là lời mời mà còn là sự tự hào về đặc sản duy chỉ có trên nóc nhà Đồng bằng sông Cửu Long của tỉnh An Giang.