Khám phá Bali: Kemenuh, Mas… những ngôi làng nghề hơn ngàn năm tuổi

Hoàng Văn Minh |

Kemenuh Mas là một trong những khu làng cổ nhất của đảo Bali (Indonesia) với hơn 1.000 năm tuổi. Kemenuh Mas cũng làm điêu khắc gỗ, thủ công mỹ nghệ kiểu như nhiều làng nghề ở Việt Nam nhưng sản phẩm của họ không chỉ bán khắp Indonesia mà còn xuất khắp thế giới.

Indonesia hay còn gọi là xứ Vạn đảo là một đất nước đa sắc tộc với hơn 20 tộc người khác nhau cùng sinh sống. Và những người Bali – nơi duy nhất của Indonesia theo đạo Hindu được coi là tộc người khéo tay, tài hoa nhất.

 

Điều này bắt nguồn từ lịch sử của hòn đảo này hơn 1.500 năm về trước. Khi đạo Hindu từ Ấn Độ cùng với những kiến thức thiên văn học, hàng hải, điêu khắc... du nhập vào xứ Vạn đảo theo đường giao thương và nhanh chóng được tầng lớp quý tộc tiếp nhận, kết hợp với văn hóa bản địa tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật rực rỡ trên toàn đất nước.

 

Đến thế kỷ XIV, Indonesia bị một nhà nước đạo Hồi thâu tóm và toàn bộ tầng lớp quý tộc Ấn giáo bỏ trốn đến đảo Bali sinh sống.

Chính cuộc “bỏ trốn” này vô hình chung đã nên một Bali với nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc gỗ có thể nói là phát triển đỉnh cao so với nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á mà hai làng cổ Kemenuh và Mas là một trong rất nhiều ví dụ.

 

Làng Kemenuh và Mas nằm ở rìa sông Petanu ở phía Đông của Balu, thuộc huyện Sukawati, cách thị trấn Ubud 15km. Thú vị, đây là hai ngôi làng tách biệt, nhưng do ở gần nhau, lại có ngành nghề như nhau nên trên trên các phương tiện truyền thông, người ta gọi miết thành quen là “làng Kemenuh Mas”.

Từ đầu làng Kemenuh, chúng tôi đã nghe háo hức với những âm thanh đục đẻo phát ra từ các ngôi nhà nghe rất rộn ràng kiểu được mùa. Ghé vào cơ sở sản xuất đồ gỗ, tôi chỉ có thể nói là sửng sốt bởi quy mô chế tác, sự phong phú về chủng loại và chất lượng, tính thẩm mỹ của tranh tượng, hàng mỹ nghệ ở đây. Ngoài tượng thì đồ gỗ thờ cúng, đồ da dụng… cũng gây cho du khách sự xuýt xoa bởi họa tiếc, hoa văn, màu phối rất đẹp và tinh xảo đến từng “mũi kim”.

 

Điều lạ là dù là tượng thần Hindu, tượng Thánh hay tượng Phật… thì hàng ở đây đều không xa lạ như ở Ấn Độ hay Malaysia mà lại gây cho tôi một cảm giác thân quen, gần gũi. Sau này mới biết, sự “thân quen” đến từ việc ngoài Ấn Độ, phong cách nghệ thuật kiến trúc và trang trí của Bali còn được pha trộn, ảnh hưởng bởi văn hóa của Trung Hoa, Ai Cập, Java và cả phong cách thuộc địa (Hà Lan).

 

Điểm độc đáo là cư dân cả hai làng Kemenuh và Mas từ bao đời nay, từ trẻ con cho đến người già, gần như ai cũng thuộc làu những bí quyết của nghề điêu khắc gỗ truyền thống của cha ông. “Họ được truyền dạy không chỉ về nghề mà còn là niềm tự hào và ý thức giữ nghề truyền thống từ khi còn rất nhỏ”, bà Madeatia Wati- chủ cơ sở sản xuất gỗ làng Kemenuh mà tôi tham quan nói.

 

Theo bà Madeatia Wati, ngoài những loại gỗ quý như tếch, gụ, mun, đàn hương…, khu vực làng Kemenuh và Mas còn có một loại gỗ đặc biệt mà những nơi khác không có là gỗ gỗ da cá sấu- một loại nguyên liệu rất thích hợp để điêu khắc gỗ cao cấp.

“Không chỉ riêng Bali mà cả đất nước chúng tôi, nhu cầu mua tượng gỗ (các bị thần, phật) để thờ tự và đồ gỗ trang trí rất lớn. Và Kemenuh cũng như Mas là hai nơi cung cấp chính về tượng cho cả Indonesia.

Những năm gần đây, sản phẩm của chúng tôi còn xuất ra nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam của các bạn” – bà Madeatia Wati cho biết.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Du khách hào hứng lên chùa Linh Ứng... chơi với khỉ

Ngọc Ly |

Những chú khỉ có mặt từ bãi giữ xe đến trong khuôn viên chùa khiến du khách ghé thăm chùa Linh Ứng vô cùng thích thú.

“Nàng thơ xứ Huế” trên kênh truyền hình KBS của Hàn Quốc

Khánh Tường |

“Nàng thơ xứ Huế” là tên một series phim với 10 tập quảng bá vẻ đẹp văn hóa, cảnh quan, con người và ẩm thực Huế, được phát trên một số chuyến bay quốc tế và nội địa của Vietnam Airlines và trên kênh truyền hình KBS của Hàn Quốc.

Lễ tế đàn Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô Huế

Viễn Chinh |

Sáng 26.6 (nhằm ngày 24/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế đàn Âm hồn để tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885.

Ai Cập huyền bí: Đàn ông được phép lấy...4 vợ

Lê Vân |

Ở Ao Cập, đàn ông được phép lấy tới…4 vợ, tuy nhiên phần lớn thường chỉ lấy một vợ. Bởi theo quy định, nếu muốn lấy nhiều vợ, người đàn ông phải đảm bảo chăm lo cho cuộc sống của các bà vợ từ sinh hoạt phí, quà tặng, đồ trang sức…tới mỗi người một căn nhà riêng, thậm chí sau khi li hôn, người chồng vẫn phải chu cấp đầy đủ cho vợ cũ tới…hết đời.

Du khách hào hứng lên chùa Linh Ứng... chơi với khỉ

Ngọc Ly |

Những chú khỉ có mặt từ bãi giữ xe đến trong khuôn viên chùa khiến du khách ghé thăm chùa Linh Ứng vô cùng thích thú.

“Nàng thơ xứ Huế” trên kênh truyền hình KBS của Hàn Quốc

Khánh Tường |

“Nàng thơ xứ Huế” là tên một series phim với 10 tập quảng bá vẻ đẹp văn hóa, cảnh quan, con người và ẩm thực Huế, được phát trên một số chuyến bay quốc tế và nội địa của Vietnam Airlines và trên kênh truyền hình KBS của Hàn Quốc.

Lễ tế đàn Âm hồn tưởng nhớ sự kiện Thất thủ kinh đô Huế

Viễn Chinh |

Sáng 26.6 (nhằm ngày 24/5 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế đàn Âm hồn để tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885.

Ai Cập huyền bí: Đàn ông được phép lấy...4 vợ

Lê Vân |

Ở Ao Cập, đàn ông được phép lấy tới…4 vợ, tuy nhiên phần lớn thường chỉ lấy một vợ. Bởi theo quy định, nếu muốn lấy nhiều vợ, người đàn ông phải đảm bảo chăm lo cho cuộc sống của các bà vợ từ sinh hoạt phí, quà tặng, đồ trang sức…tới mỗi người một căn nhà riêng, thậm chí sau khi li hôn, người chồng vẫn phải chu cấp đầy đủ cho vợ cũ tới…hết đời.