Khi chữ Hiếu bị tổn thương…

Thụy Bất Nhi |

Hơn 24 giờ qua, các trang mạng xã hội sôi sục tranh cãi về hành động hiếu hay không hiếu của mỗi người, qua một hành động lựa chọn cụ thể. Với nhiều người, đây chính là “phép thử” đáng quan tâm với xã hội hôm nay, khi đối chiếu với quan niệm về chữ hiếu trong đạo đức truyền thống.

Cụ thể nhiều người cho rằng, khi lựa chọn của con cái không tuân thủ bổn phận bảo vệ an toàn, chăm sóc đầy đủ cho cha mẹ, nhận thức luân thường với nhiều người trong xã hội hôm nay đã là có vấn đề, thật sự cần một lời cảnh báo nghiêm túc.

Bách thiện hiếu vi tiên”

Đây là câu nói thường được nhắc của người xưa, nghĩa là “trong trăm việc tốt, hiếu đứng đầu tiên”. Điều này cho thấy, đạo hiếu là nền tảng quan trọng nhất để định hình nhân cách, đạo đức mỗi con người với quan điểm phương Đông.

Trong từ dùng Hán Việt, chữ Hiếu 孝được “vẽ ra” với hình ảnh một thanh niên cõng trên lưng một người già tóc bạc lưa thưa, chỉ về hành động người con khi cha mẹ già yếu, sẽ luôn ở bên chăm sóc đỡ đần, từ đi lại ăn uống đến nghỉ ngơi bài tiết, mọi cái đều chăm chút chân thành.

Người xưa cũng dùng chữ Hảo 好, đọc là Hiếu, hiểu theo nghĩa đó là tình cảm quyến luyến xót thương giữa mẹ và con, là tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp nhất mà con người có được và người con phải tôn trọng giữ gìn.

Rõ ràng, trong mắt người xưa, hành động đạo hiếu của con người là tất cả những gì thể hiện bổn phận quan tâm, chăm sóc và bảo vệ an toàn từ người con, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Những gì đi trái lại sự quan tâm chia sẻ ấy, làm khác bổn phận ấy, là bất hiếu.

Do đó, khi nảy sinh câu chuyện hiếu để liên quan đến hành vi lựa chọn của con cái với sự an toàn của cha mẹ, dư luận lập tức bày tỏ bất bình và phẫn nộ.

Không cần phân tích nhiều, cộng đồng mạng chỉ đặt câu hỏi, người con nên làm sao thực sự giữ tròn đạo hiếu? Liệu có thể đặt bổn phận làm con phải hiếu bên cạnh những trách nhiệm xã hội nào đó hay không?

Tháng Hiếu đạo, cần tôn vinh Hiếu đạo!

Khá nhiều người còn bất bình, bởi câu chuyện chữ Hiếu lại được nhắc đến đúng ngày mồng Một tháng Bảy âm lịch, xưa nay được coi là tháng Vu lan, tháng đề cao đạo Hiếu trong lịch sử văn hóa Đông phương nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Không như người Trung Quốc hay một số nước đề cập đến tháng bảy là tháng cô hồn ma quỷ, người Việt đề cao chữ hiếu trong tháng Bảy, từ tích Phật giáo Mục Kiền Liên cứu mẹ, khẳng định Rằm tháng Bảy là ngày lễ tạ ơn đấng sinh thành của mỗi người con.

Sự tích về chữ Hiếu theo đó sẽ luôn được đề cập trong tháng này, nhằm khơi gợi, kêu gọi và mong muốn mọi người trong xã hội hôm nay phải luôn ghi nhớ về chữ Hiếu.

Bởi vậy, qua đánh giá của cộng đồng mạng, ngữ nghĩa chữ Hiếu đang cần phải được hiểu đúng.

Lập luận cộng đồng khẳng định, dù có lý do gì đi nữa, người con vẫn phải hành động đúng các nguyên tắc truyền thống, phải bảo toàn phận sự làm con, mới thực sự là thi hành chữ Hiếu.

Một khi cộng đồng dựa vào những thước đo trách nhiệm khác để xem nhẹ chữ Hiếu ở mỗi con người, thì phải chăng giá trị đạo đức ở xã hội hôm nay, đã lệch lạc rồi!

Thụy Bất Nhi
TIN LIÊN QUAN

Nhân dịch COVID-19, nhớ chuyện “Ông bà Chủ chợ” hiến mạng cứu người

Lục Tùng |

Trong bức thư vừa gởi nhân dân Đồng Tháp quê nhà, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã nhắc lại câu chuyện “Ông bà Chủ chợ” như một lời kêu gọi phát huy tinh thần vì cộng đồng để chung tay sớm đẩy lùi dịch COVID-19.

Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang

Hải Minh |

Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.

Nhân dịch COVID-19, nhớ chuyện “Ông bà Chủ chợ” hiến mạng cứu người

Lục Tùng |

Trong bức thư vừa gởi nhân dân Đồng Tháp quê nhà, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đã nhắc lại câu chuyện “Ông bà Chủ chợ” như một lời kêu gọi phát huy tinh thần vì cộng đồng để chung tay sớm đẩy lùi dịch COVID-19.

Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang

Hải Minh |

Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.