Một phong vị khác của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán

đỗ trung lai |

Qua thơ Nôm, đặc biệt là qua “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”, ta mới chỉ thấy thấp thoáng chân dung thi hào, do tính thể loại và văn cảnh. Khi xem thơ chữ Hán của Nguyễn Du, cũng do tính thể loại và văn cảnh, ta thấy chân dung thi hào dần hiện lên, rõ mồn một.

Về tư tưởng chính trị - xã hội, Nguyễn Du luôn nhớ tiếc, muốn phục Lê và bất hợp tác với Tây Sơn. Điển hình cho tư tưởng và tình cảm “cô trung” ấy là bài “Nói chí mình” (Đạo ý) trong phần “Dưới chân núi Hồng” (1796 - 1802) viết ở quê nhà vùng Hồng Lĩnh, từ lúc kết thúc “Mười năm gió bụi” ở Quỳnh Côi - Thái Bình (1786 - 1795), cho đến khi Gia Long diệt xong Tây Sơn Cảnh Thịnh và bắt đầu chấp chính.

Bài thơ ấy, xin tạm dịch như sau:

NÓI CHÍ MÌNH

Trăng soi vào giếng cổ,

Nước giếng cổ phẳng lì.

Không gặp người lay chuyển,

Lòng này không sân si.

Dẫu có người lay chuyển,

Tĩnh tâm tìm ngay về.

Lòng này luôn vằng vặc,

Như giếng này, trăng kia.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du, về tinh thần, cơ bản giống với hai thi hào Trung Hoa là Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.

Giống Đỗ Phủ ở chỗ, luôn bức bối vì không được thi thố với đời, lại luôn cô đơn, yếu đau và nghèo túng.

Giống Bạch Cư Dị (đặc biệt trong giai đoạn Nguyễn Du đã ra làm quan với nhà Nguyễn) ở chỗ, luôn đứng về phía dân nghèo và những nhân vật lịch sử bị oan khuất - thua thiệt cũng như luôn cười nhạo những thói đời thấp hèn.

Tấm lòng Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (trừ những khi ngụ ý bài Tây Sơn), đều giàu tính nhân văn, đa sắc, đa diện, đa tình nữa và rất buồn!

Duy có hai bài (thực ra là kỳ 1 và kỳ 2 của cùng một bài), đó là 2 bài “Hành lạc từ” (Bài từ - thơ khuyên người ta vui chơi). 2 bài này, thì lại thấm đẫm cái tinh thần “thoát tục”, “bất cần”, “quẳng gánh lo đi” của Lý Bạch.

Đọc 2 bài thơ ấy (xin được tạm dịch dưới đây), ta thấy thêm một “phong vị” nữa của Nguyễn Du, tức là thấy thêm sự phong phú, đa sắc, đa diện, đa tình trong tâm hồn một thi hào mà ta hết sức mến yêu và kính trọng. Chắc rằng, 2 bài này được Nguyễn Du viết để “tri âm” với “Tương tiến tửu” và Lý Bạch.

BÀI TỪ - THƠ KHUYÊN NGƯỜI RONG CHƠI - Kỳ 1

Chó vàng đốm trắng khỏe

Cổ đeo lục lạc vàng

Chàng thiếu niên áo chẽn

Dắt chó nhằm núi Nam.

Núi Nam nhiều nai tơ

Huyết ngọt, thịt lại béo

Dao vàng thái đầy mâm

Rót hàng trăm chén rượu.

 

Đời không ai trăm tuổi

Hãy vui khi đương thì

Đừng quanh năm bần tiện

Việc ngập mày ngập mi!

Di - Tề danh chẳng lớn

Chích - Cược nào hay gì

Cùng lắm, tám mươi tuổi

Lo ngàn năm làm chi.

 

Cứ lùa chó săn bắn

Cùng nghiêng bầu rượu ngon

Trước mắt còn khó biết

Chết, mặc danh mất - còn!

BÀI TỪ - THƠ KHUYÊN NGƯỜI

RONG CHƠI - Kỳ 2

Hoa đào trên núi kìa

Thắm một mầu lụa đỏ

Sớm còn đùa cùng xuân

Chiều trong bùn loang lổ!

Hoa chẳng đẹp trăm ngày

Không ai trăm tuổi cả

Giữa bao cuộc đổi dời

Phù sinh, chơi cho thỏa!

Trong tiệc, gái như hoa

Trong hồ, sóng sánh rượu

Khoan nhặt theo nhịp tiêu

Cất tiếng lòng muôn điệu

Anh không thấy sao:

Vương Nhung ôm thẻ ngà đếm ruộng

Ngày lại đêm, không thấy đủ bao giờ

Cuối cùng, mận quý chết, đài Tam Công chỏng chơ 

Vàng bạc họ Vương đi sang nhà người khác!

Lại không thấy sao:

Phùng Đạo đến già hiển quý, hanh thông

Bốn triều - sáu vua, vững vàng ngôi khanh tướng

Chuông đỉnh nhiều, rốt cục cũng là không

Ngàn năm sau, may còn “Trường Lạc tự”!

Mắt đã nhìn: Phú quý tựa mây trôi

Bao đời nay, người sau cười kẻ trước

Kẻ trước đi, mồ mả ngổn ngang rồi

Người ở lại, sao chưa thôi xuôi ngược?

Hiền hay ngu, cũng thành nấm đất thôi

Ải sống - chết, chưa ai người qua được

Xin nghe tôi, nâng chén mà vui chơi

Mặt trời lặn song Tây, ngày cạn cuộc! 

*

(Đọc thêm  về “Tương tiến tửu” của Lý Bạch)

BÀI THƠ CHUỐC RƯỢU

Anh không thấy: Nước trời rơi mãi

Thành mênh mông một dải Hoàng Hà

Chảy mau về với biển xa,

Có trôi trở lại cùng ta bao giờ?

Anh không thấy: Tóc tơ ngày nọ

Sớm đương xanh, chiều đã tuyết sương

Nhà cao ai đứng trong gương,

Trông lên tóc bạc mà thương phận người?

Thì gặp lúc đông vui bầu bạn

Đừng để cho chén cạn dưới trăng

Có tài tất có khi dùng,

Ngàn vàng dẫu hết, bận lòng làm chi!

Trâu ta giết và dê ta mổ

Rồi cùng nhau đòi nợ Lưu Linh

Sầm công với Đan Khâu sinh,

Xin đừng ngưng chén chuốc mình chuốc ta!

Ta vì bạn, xin ca một đoạn

Bạn vì ta, xin bạn lắng nghe:

“Chuông vàng, mâm ngọc thiết gì,

Ước say, đừng tỉnh làm chi thêm phiền”

Đời chẳng thấy thánh hiền đâu nữa

Chàng say kia thiên cổ lưu danh

Trần Vương thơ túi rượu bình,

Rót mười ngàn đấu mới thành cuộc vui.

Sao lại sợ tiền vơi bạc ngót?

Áo cừu bên ngựa tốt ngàn vàng

Trẻ đâu! Đem cả vào làng,

Đổi ra rượu uống cho tan cổ sầu.

Tổ chức lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du xứng tầm, trang trọng

Chiều 17.6, tại Hà Tĩnh, Ban chỉ đạo tổ chức kỷ niệm 255 ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân văn hóa thế giới - đã tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ.

Theo đó, Hà Tĩnh sẽ tổ chức tuần văn hóa - du lịch Nguyễn Du và Truyện Kiều với các hoạt động chủ yếu như: Tổ chức liên hoan các CLB dân ca ví giặm toàn tỉnh; tổng kết trao giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ VII; tổ chức hội thảo khoa học về Nguyễn Du và Truyện Kiều; triển lãm, trưng bày các ấn phẩm về Nguyễn Du, Truyện Kiều và văn hóa Hà Tĩnh. Lễ kỷ niệm dự kiến sẽ được tổ chức vào tối 25.9.

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng, lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du sẽ được tổ chức một cách xứng tầm, trang trọng với khả năng cao nhất của tỉnh; tổ chức chu đáo, thành tâm, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, lan tỏa trong cả nước và quốc tế. “Đây là một cơ hội rất tốt để từng bước tạo ra các sản phẩm văn hóa của tỉnh nhà, từ đó manh nha phát triển thành Festival ở những nơi có không gian, điều kiện nhưng phải gắn quy hoạch và làm một cách bài bản, hiệu quả” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Sơn cũng khẳng định, đây là sự kiện đặc biệt quan trọng nên Ban chỉ đạo sẽ tham gia toàn diện vào hoạt động này.

đỗ trung lai
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất phương án chỉ định thầu dự án xây cầu Phong Châu mới

Tô Công |

Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù, sẽ chỉ định thầu rút gọn để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng cầu Phong Châu mới.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Israel bị bủa vây khắp Trung Đông

Bùi Đức |

Bên cạnh những cuộc giao tranh khốc liệt với Hezbollah, Israel còn phải đối đầu với nhiều nhóm vũ trang phi nhà nước khác ở khu vực Trung Đông.

Nhiều gia đình mang đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê chạy lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước lũ về nhanh khiến nhiều hộ dân không kịp trở tay, thậm chí chỉ kịp mang ít đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê để chạy lũ.

Nhiều hộ dân Đà Nẵng thấp thỏm dưới chung cư nguy hiểm cấp C

Nguyễn Linh |

Nhiều người dân tại Đà Nẵng phải di dời khẩn cấp trong mùa mưa vì sợ chung cư, nhà ở tập thể xuống cấp có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.