TIỂU THUYẾT NGÔ VƯƠNG - MỘT BỘ PHIM LỊCH SỬ HẤP DẪN BẰNG VĂN HỌC

PGS-TS.- TRẦN THỊ TRÂM |

Sau Phùng Vương (640 trang, 2015, NXB Hội Nhà văn tái bản 2017), nhà văn - Trung tá Phùng Văn Khai (Phó TBT Tạp chí VNQĐ) lại miệt mài viết Ngô Vương sau 6 lần hội thảo và 3 lần trực tiếp về Thủy Nguyên, Hải Phòng - nơi diễn ra trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử quân sự thế giới.

1. Tiểu thuyết lịch sử "Ngô Vương" của nhà văn Phùng Văn Khai (NXB Hội Nhà văn, 2019), 438 trang, chia làm 18 chương, xoay quanh nhân vật Ngô Quyền, kể về giai đoạn lịch sử nước nhà từ năm 923 đến 939 - một thời kỳ quan trọng và có nhiều biến động.

Mở đầu là sự kiện: Năm 923 Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con trai Khúc Thừa Dụ) bị nhà Hán bắt giam, đất nước mất chủ quyền, Dương Diên Nghệ nổi dậy lãnh đạo nhân dân chống giặc phương Bắc giành quyền tự chủ. Tháng 7.937, Kiều Công Tiễn giết Dương Diên Nghệ đoạt chức và chủ trương dựa vào ngoại bang để giữ ngôi vị. Tát nước theo mưa, Hán đế Lưu Cung lập tức phong chức Giao vương cho con trai Hoàng Tháo rồi sai y mang 10 vạn binh thuyền sang chinh phục và cai trị An Nam. Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập nên một kỳ tích: Bẻ gãy hoàn toàn ý đồ  đồng hóa dân tộc Việt, biến nước Việt thành một quận huyện của Trung Hoa, chấm dứt 10 thế kỷ đô hộ của các triều đại Hán Đường. Năm sau (939), Ngô Quyền lên ngôi, lập nên nhà nước phong kiến đầu tiên, tạo ra dấu mốc đặc biệt quan trọng trong lịch sử nước nhà - mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự chủ.

2. Với thái độ khách quan, tác giả đã làm sống lại một cách chân thật và sinh động tinh thần thời đại, diện mạo lịch sử nước nhà thế kỷ thứ X mà tâm điểm là cuộc đại chiến quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938), "Âm vang vô cùng lớn lao cổ kim chưa từng thấy" (trang 403).

Khát vọng độc lập, lòng tự hào dân tộc, giá trị nhân văn là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, trước hết ở lời đề từ cuốn sách: Đằng giang tự cổ huyết do hồng - lời đáp trả đanh thép của vị sứ thần Giang Văn Minh cùng quê Đường Lâm với Ngô Quyền khi vua Minh có thái độ ngạo mạn xem thường nước Việt; ở lời hịch truyền thống thiết và hào sảng (trang 229, 352); ở cách miêu tả khí thế ba quân đất Việt: "Trong tiếng chiêng trống ầm ầm, tiếng ngựa hý voi gầm long trời lở đất... Cờ xí ngợp trời, chiêng trống dồn vang, bốn mặt quân Ái Châu, Đằng Châu sát khí xung thiên xông thẳng về phía quân Hán hò reo chém giết" (trang 135, 136). Đỉnh cao là nghệ thuật miêu tả trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng hùng khí ngất trời, khiến Giao vương Hoàng Tháo tử vong, toàn bộ các chiến thuyền cùng binh hùng tướng mạnh của Bắc triều bị tiêu diệt làm người đọc không khỏi liên tưởng đến trận Xích Bích đã thiêu cháy và nhấn chìm 80 vạn quân Tào trong "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung (trang 360, 373). Qua sự khiếp sợ và sự thật lòng tâm phục khẩu phục của binh tướng giặc: "Ta chinh chiến đã nhiều chưa thấy quân nào dũng mãnh thiện chiến như giặc cỏ ở đây” (lời đại tướng Trần Bảo, trang 136)... "Binh lính phương Nam mạnh mẽ oai phong" (trang 80).

Bằng sự kết hợp giữa tư duy dân gian, lối kể truyện truyền thống (yếu tố thần kỳ, người anh hùng toàn bích, chỉ quan tâm tới những ưu điểm, quan hệ gắn bó với nhân dân, lấy dân làm gốc) và tư duy bác học, cách viết văn hiện đại (lối vào truyện trực tiếp, tốc độ nhanh, những trận đánh miêu tả hay, kỹ càng, khoa học, cách lý giải nguyên nhân Kiều Công Tiễn giết chủ và đầu hàng giặc, chương 8) tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật trung tâm Ngô chủ tướng - người anh hùng kiệt hiệt tài đức, văn võ song toàn suốt đời vì nhân dân mà đánh giặc.

3. Cách kể chuyện của Phùng Văn Khai khá linh hoạt. Nhân vật chính được miêu tả ở nhiều điểm nhìn, khi trực tiếp, lúc gián tiếp. Tính cách có khi được miêu tả qua ngoại hiện, qua hành động, qua cử chỉ lời nói của nhân vật... hoặc qua cách đánh giá nhìn nhận của mọi người. Theo quan niệm dân gian và đặc trưng của tiểu thuyết truyền thống, tâm lý ít được tác giả quan tâm mà tập trung vào vẻ bề ngoài của nhân vật. Dung mạo Ngô tướng quân được miêu tả trực tiếp: Võ tướng oai phong lẫm liệt, tài trí mưu lược, trang quân tử uy vũ bất năng khuất. Ngài có dáng người "cao lớn, đầu chít khăn lụa xanh, chân bận bộ võ phục bằng vải thô màu chàm, chân đi giày vải, lưng đeo chiếc túi da báo khá lớn, bước đi uyển chuyển vững chãi thong thả giữa hai hàng gươm giáo" của kẻ thù (trang 21). "Giọng sang sảng như chuông đồng, vang ngân và xúc động lòng người (trang 350). "Chủ tướng Ngô Quyền ngày đầu xuân sức vóc tươi nhuần, lời nói ngân vang, khúc chiết" (trang 430). Khi vào trại giặc thương thuyết, bị chúng lôi ra chém vẫn ha hả cười, không chút sợ hãi. Nơi chiến trận, chủ tướng rõ là một anh hùng tả xung hữu đột: “Lời còn chưa dứt, Ngô Quyền đã như bay từ trên bành voi xuống lưng con bạch long câu. Ngô Quyền nắm chắc trường thương, oai phong tế ngựa tiến thẳng ra phía trước (trang 32) ... "Càng đánh càng hăng, đường thương vun vút, khiến Lý Trí Thuận không khỏi kinh động trong lòng” (trang 32)... Hai ngàn kỵ binh phút chốc vỡ toang trận pháp, kẻ chết người bị thương la liệt” (trang 33).

Tài đức của ngài thể hiện toàn vẹn hơn qua sự ngưỡng mộ của nhân dân: "Công lao Ngô chủ tướng quả là cổ kim chưa từng thấy (trang 384), qua sự đánh giá của tướng lĩnh, binh sỹ: "Ngô Vương ta, trí tuệ, sức vóc quả là người nhà trời chứ người phàm sao được như thế” (lời Đoàn Thành, trang 436).

Từ mẫu gốc là người anh hùng lãnh đạo nhân dân làm nên chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng, qua sự sáng tạo của Phùng Văn Khai, nhân vật trở nên sống động. Mang trong mình chân mệnh đế vương, hội tụ linh khí trời Nam, lại được sinh ra trong gia đình dòng dõi, ngay từ nhỏ Ngô chủ tướng đã được giáo huấn về lòng yêu nước, được nuôi dưỡng tinh thần độc lập dân tộc. Từ diện mạo, thần thái, tính cách, ông sớm bộc lộ chí khí, uy đức và tài năng thiên bẩm. Ngoài tài năng phi phàm, ông luôn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, thân dân. Chính điều này giúp ông khẳng định uy tín, mau chóng tổ chức lực lượng, lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.

4. Từ điểm nhìn đương đại, tích hợp chặt chẽ ưu thế của chính sử và dã sử, truyền thống và hiện đại (mạch văn nhanh, đi thẳng vào cốt truyện, ngôn ngữ điện ảnh) bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, tác giả đã bồi đắp da thịt, thổi hồn thời đại, từ đó khám phá luận giải những vấn đề của lịch sử. Mà nhìn vào lịch sử một dân tộc ta sẽ thấy tương lai của dân tộc đó. Vì mục đích của lịch sử là khám phá sự thật lịch sử, phản ánh gương mặt khách quan của lịch sử thì tiểu thuyết lịch sử thông qua việc tái hiện lịch sử rút ra những quan niệm, suy ngẫm về cuộc sống và con người. Tiểu thuyết lịch sử thường mượn truyện xưa để nói truyện nay, từ cái riêng khái quát thành những vấn đề chung của cho cả một thời kỳ lịch sử.

Qua thông điệp nghệ thuật, cuốn sách của Phùng Văn Khai đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lớn sau:

- Vấn đề chủ quyền dân tộc, đánh thức lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ dễ dàng đến với môn lịch sử dân tộc.

- Trả lời câu hỏi lớn: Ai làm nên lịch sử? Mang tư tưởng tiến bộ của thời đại, bên cạnh việc đề cao vai trò của người anh hùng dân tộc khi vận nước lâm nguy, tác giả luôn có ý thức rất rõ trong việc đề cao vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử.

Phùng Vương và  Ngô Vương của  Phùng Văn Khai đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử, góp phần làm sáng tỏ lịch sử, nuôi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Với tài năng và đam mê, khát khao sáng tạo, với vốn kiến thức lớn mà anh đã tích lũy được, nhà văn quân đội họ Phùng đang là một trong những tác giả tên tuổi chuyên viết tiểu thuyết lịch sử.

Tiểu thuyết Ngô Vương ra mắt tháng 4.2019, sau 5 tháng phát hành đã bán gần 1.000 cuốn trên mạng Tiki.vn. Hiện tượng này phủ quyết "ám ảnh định kiến rằng" những năm gần đây học sinh phổ thông ít thích học lịch sử, các nhà văn ngại sáng tác đề tài lịch sử. Phùng Văn Khai đang là một cây bút sung sức được các nhà văn tiền bối ghi nhận khi cật lực làm nên những tác phẩm giá trị qua mảng đề tài "khó nhằn". Năng lượng dồi dào ấy đã cho ra lối viết rất xi-nê, với cường độ lao động đáng nể. (Nhà thơ Vi Thùy Linh).

PGS-TS.- TRẦN THỊ TRÂM
TIN LIÊN QUAN

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Phá cửa xếp, dập tắt đám cháy nhà dân ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Chiều 27.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy nhà dân ở phường Đông Hải 2 (quận Hải An).

Giao nhân sự làm Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Ông Vũ Nhữ Thăng được giao tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Kẻ dương tính ma túy gây tai nạn, bé 8 tháng tuổi mồ côi cha

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Vụ đối tượng dương tính ma túy lái xe ô tô tải gây tai nạn liên hoàn vào trưa 26.9 đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình các nạn nhân.