Người dân tất bật tảo mộ mời “tổ tiên về đón Tết Nhâm Dần”

Vương Trần |

Trong ngày cuối năm (âm lịch), nhiều người dân lại dành thời gian, sắm sửa lễ vật đi tảo mộ, thắp nén tâm nhang, tưởng nhớ tới các bậc tiền nhân.
Tảo mộ những ngày giáp Tết là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Phong tục này thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Tảo mộ những ngày giáp Tết là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Phong tục này thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều cuối năm, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện lễ nghi tảo mộ. Mỗi người dù đi xa, dù bận nhiều công việc vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để sửa sang, dọn dẹp sạch đẹp lại phần mộ của ông bà, tổ tiên.
Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều cuối năm, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện lễ nghi tảo mộ. Mỗi người dù đi xa, dù bận nhiều công việc vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để sửa sang, dọn dẹp sạch đẹp lại phần mộ của ông bà, tổ tiên.
Trong những ngày này cũng là dịp để con, cháu tỏ lòng thành kính tới các bậc tiền nhân.
Trong những ngày này cũng là dịp để con, cháu tỏ lòng thành kính tới các bậc tiền nhân.
Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.
Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.
Những ngày này, các gia đình, dòng họ đều cùng nhau sửa sang, dọn dẹp phần mộ, phát quang cỏ dại, lau dọn xung quanh mộ phần để tránh những gì không tốt xâm phạm đến linh hồn người đã khuất.
Những ngày này, các gia đình, dòng họ đều cùng nhau sửa sang, dọn dẹp phần mộ, phát quang cỏ dại, lau dọn xung quanh mộ phần để tránh những gì không tốt xâm phạm đến linh hồn người đã khuất.
Chị Trần Thị Nhung (thôn 6, xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá) đang dọn dẹp khu mộ phần của ông bà, tổ tiên trong gia đình. Mọi thứ được thực hiện một cách cẩn thận, nghiêm trang.
Chị Trần Thị Nhung (thôn 6, xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá) đang dọn dẹp khu mộ phần của ông bà, tổ tiên trong gia đình. Mọi thứ được thực hiện một cách cẩn thận, nghiêm trang.
Khói hương nghi ngút tại khu vực các nghĩa trang trong ngày cuối năm (âm lịch).
Khói hương nghi ngút tại khu vực các nghĩa trang trong ngày cuối năm (âm lịch).
Nhiều gia đình còn dẫn theo các con, các cháu tới dâng hương, tỏ lòng hiếu kính, tri ân các bậc tiên tổ, các bậc tiền nhân.
Nhiều gia đình còn dẫn theo các con, các cháu tới dâng hương, tỏ lòng hiếu kính, tri ân các bậc tiên tổ, các bậc tiền nhân.
Tục tảo mộ ngày Tết có ý nghĩa sửa sang lại phần mộ cho sạch đẹp, giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất về những sự việc xảy ra trong một năm qua; đồng thời, mời gọi hương hồn những người đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu. Tảo mộ còn có ý nghĩa để thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Tục tảo mộ ngày Tết có ý nghĩa sửa sang lại phần mộ cho sạch đẹp, giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất về những sự việc xảy ra trong một năm qua; đồng thời, mời gọi hương hồn những người đã khuất về nhà ăn Tết cùng con cháu. Tảo mộ còn có ý nghĩa để thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Không gian nghĩa trang tại xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá được dọn quang sạch sẽ dịp đón năm mới.
Không gian nghĩa trang tại xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá được dọn quang sạch sẽ dịp đón năm mới.
Thăm viếng phần mộ đã trở thành một nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến. Bởi vậy, dù đi xa nhưng mỗi người dân Việt Nam đều dành thời gian trở về quê hương để thăm viếng những người đã khuất.
Theo TS Nguyễn Ánh Hồng - nhà nghiên cứu văn hóa: Thăm viếng phần mộ đã trở thành một nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến. Bởi vậy, dù đi xa nhưng mỗi người dân Việt Nam đều dành thời gian trở về quê hương để thăm viếng những người đã khuất.
Nhiều người tin rằng, phần mộ tổ tiên được chăm chút dịp này thì con cháu sẽ được phù hộ độ trì, cuộc sống bình an, công việc hanh thông, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió trong năm mới.
Nhiều người tin rằng, phần mộ tổ tiên được chăm chút dịp này thì con cháu sẽ được phù hộ độ trì, cuộc sống bình an, công việc hanh thông, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió trong năm mới.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa của phong tục tảo mộ ngày cuối năm của người Việt

Phương Thảo |

Tảo mộ là phong tục để thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên vào dịp cuối năm.

Tham khảo văn khấn lễ tảo mộ ngày cuối năm đầy đủ và chính xác

Nguyễn Huế |

Dưới đây là bài văn khấn lễ tảo mộ ngày cuối năm trích từ cuốn "Văn khấn cổ truyền của Người Việt" (Nhà xuất bản Hồng Đức).

Cách chuẩn bị mâm lễ tảo mộ dịp cuối năm đầy đủ và chi tiết

Hải Minh |

Lễ tảo mộ cuối năm là một nét đẹp văn hoá cổ truyền của người Việt. Đây là dịp để mọi người tưởng nhớ, báo ân đến gia tiên, người thân đã mất.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Vụ sai phạm điểm thi: Cách chức Giám đốc Sở GDĐT Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - UBND tỉnh Thái Bình quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đối với ông Nguyễn Viết Hiển.