Tiềm năng kinh tế số Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ

Thanh Hà |

Các doanh nghiệp Mỹ kì vọng việc cải thiện mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, cùng với các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam về nền kinh tế kĩ thuật số, sẽ tạo ra cơ hội trong nhiều ngành công nghiệp, từ phát trực tuyến video đến quốc phòng.

Đó là thông điệp của ông Ted Osius - Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, người vừa dẫn đầu một phái đoàn thương mại bao gồm đại diện từ Netflix, công ty mẹ của Facebook - Meta, SpaceX và Lockheed Martin - tới Hà Nội. Cựu Đại sứ Mỹ tại  Việt Nam cho hay, nhóm doanh nghiệp Mỹ đến tìm hiểu thị trường đã được lãnh đạo Việt Nam "trải thảm đỏ" chào đón.

Ông Osius cho biết, các quan chức Việt Nam và các doanh nghiệp đã giải quyết những mối quan tâm của nhau trong các cuộc đàm phán "rất thực tế" và "phi thường".

Tờ Nikkei chỉ ra, rất ít quốc gia đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong quan hệ như Việt Nam - Mỹ. Thương mại là động lực chính giúp mối quan hệ được cải thiện, với việc Mỹ ngày càng phụ thuộc vào Việt Nam về chất bán dẫn và hàng may mặc, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, quảng cáo YouTube cũng như các hàng hóa và dịch vụ khác sang Vệt Nam.

“Có những lĩnh vực mới chưa có cơ hội trước đây, như hàng không vũ trụ, quốc phòng và an ninh" - ông Osius nói. Ông cho biết, Boeing, Lockheed và Raytheon đã chốt được doanh số bán hàng cho Việt Nam. Boeing xác nhận đã thảo luận với các quan chức về một "mối quan hệ đối tác đang phát triển" có phạm vi từ quốc phòng, hàng không đến sản xuất.

“Boeing đã và đang tăng cường hiện diện tại Việt Nam bằng cách đầu tư vào xây dựng năng lực địa phương và hợp tác với các tổ chức Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất, cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật, an toàn hàng không, tính bền vững, nghiên cứu và công nghệ, đào tạo và phát triển kỹ năng” - người phát ngôn của Boeing xác nhận.

Khi được hỏi về việc SpaceX khám phá thị trường Việt Nam, ông Osius nói: "Họ phóng vệ tinh, vì vậy họ hỗ trợ về viễn thông... Việc họ ở đó có nghĩa là họ quan tâm".

Trong 52 doanh nghiệp trong chuyến công du Việt Nam của phái đoàn Mỹ - ASEAN còn có Pfizer, Pepsi, Visa, Apple và Amazon Web Services (AWS). Giám đốc điều hành Apple Tim Cook tiết lộ, nhà sản xuất iPhone đã đạt kỉ lục doanh số bán hàng vào năm ngoái tại Việt Nam. Việt Nam cũng đang trở thành nhà sản xuất hàng đầu của công ty. Việt Nam được coi là quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc sản xuất MacBook, ngoài các thiết bị Apple khác mà nước này đã sản xuất.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã bỏ lỡ các khoản đầu tư khác của Mỹ. Nhà sản xuất chip Intel đã chọn Malaysia để đặt nhà máy trị giá 7 tỉ USD và nhà cung cấp đám mây Amazon Web Services có kế hoạch rót 5 tỉ USD vào Thái Lan. Ông Osius chỉ ra, điều này đôi khi là quyết định kinh doanh, tùy thuộc vào khách hàng ở đâu.

Trong khi Facebook và Google đã phổ biến ở Việt Nam từ lâu, ông Osius cũng nhận thấy tăng trưởng trong các dịch vụ mới hơn ở Việt Nam, như Netflix. “Người Việt Nam biết đây là một thị trường cạnh tranh" - ông nói, đồng thời cho biết thêm, chính phủ Việt Nam đang tạo ra các điều kiện để thu hút các công ty công nghệ. Ông nhấn mạnh, các công ty công nghệ muốn có mặt tại Việt Nam và sẵn sàng đối thoại hơn là hoàn toàn ở ngoài lề.

Báo cáo của Google, Bain và Temasek ước tính, nền kinh tế kĩ thuật số của Việt Nam ở mức 23 tỉ USD vào năm 2022, tương đương 5,6% tổng sản phẩm quốc nội. Việt Nam đặt mục tiêu dịch vụ kĩ thuật số chiếm 20% nền kinh tế vào năm 2025 được đưa ra trong Quyết định 749 của Thủ tướng vào năm 2020. “Việt Nam có khát vọng rất lớn với nền kinh tế kĩ thuật số. Việt Nam biết rằng, nếu muốn đạt được những mục tiêu đó, họ phải duy trì đối thoại và các công ty cần thấy rằng, đối thoại có hiệu quả" -  ông Osius nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Thể thao điện tử, mũi nhọn mới của nền kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), thể thao điện tử (Esports) hội tụ đủ các yếu tố để trở thành mũi nhọn của nền kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam: Nhỏ nhưng có “võ”

Xuyên Đông |

Quy mô thị trường số của Việt Nam hiện nay còn nhỏ, xếp thứ 25/39 quốc gia được khảo sát. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam nhanh thứ hai thế giới, năm 2022 chỉ sau Ấn Độ.

Bị kỷ luật cảnh cáo, hai Giám đốc Sở nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường đã được cho thôi giữ chức vụ và nghỉ hưu trước tuổi.

Trường học chậm mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hàng chục học sinh

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một trường tiểu học ở thành phố Buôn Ma Thuột chậm mua thẻ bảo hiểm y tế cho hàng chục học sinh, làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các em.

Ông Trump - bà Harris một 9 một 10 ở các bang chiến địa

Ngọc Vân |

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris đang bám đuổi sít sao ở các bang chiến địa quan trọng.

Giá vàng ồ ạt tăng, mua vàng nhẫn lãi hơn vàng miếng SJC?

Khương Duy |

Giá vàng nhẫn tròn trơn liên tục tăng và gần như sắp đuổi kịp vàng miếng SJC. Nếu xuống tiền từ một tháng trước, nhà đầu tư vàng nhẫn sẽ lãi hơn vàng miếng.

Chen chân mua iPhone 16 sớm tại TPHCM

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

Tại TPHCM, các cửa hàng đều đông khách hàng đến nhận iPhone 16 sớm. Khách hàng đều tỏ ra vô cùng phấn khích khi sở hữu chiếc điện thoại này.

Cơ hội đón đầu nền kinh tế số đang lên ở Indonesia

Thanh Hà |

Pang Xue Kai, công dân Singapore, chuyển tới Jakarta (Indonesia) năm 2018, khi anh 28 tuổi.

Thể thao điện tử, mũi nhọn mới của nền kinh tế số

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC), thể thao điện tử (Esports) hội tụ đủ các yếu tố để trở thành mũi nhọn của nền kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam: Nhỏ nhưng có “võ”

Xuyên Đông |

Quy mô thị trường số của Việt Nam hiện nay còn nhỏ, xếp thứ 25/39 quốc gia được khảo sát. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam nhanh thứ hai thế giới, năm 2022 chỉ sau Ấn Độ.