Tìm “trong vô tận", yêu trong vô tận

Nguyễn Thị Tịnh Thy |

Trong vô tận, ta nhìn thấy vẻ trầm mặc muôn đời của “miền phủ đệ” với bức tranh gia tộc chất chứa nhiều u uẩn của bao kiếp nam nhi chí lớn chưa thành thân đã bại, anh hùng để hận đến nghìn năm.

Trong vô tận, ta nặng lòng với những tình yêu vừa kìm nén bởi lòng tự trọng đến khắc kỷ, vừa phóng túng si mê đến bất chấp mọi rào cản. Đó là những tình yêu cuồng nhiệt đớn đau, những tình yêu mãnh liệt mà câm nín, tình yêu không lời đầy da diết dở dang…

Trong vô tận, ta đọc thấy những luận đề văn hóa học, dân tộc học, sử học từ truyền thống đáng tự hào của nước Đại Nam đã một thời là “cường quốc Đông Á”; đọc thấy nỗi day dứt của tác giả theo từng cơn sóng biển Đông trong những ngày giàn khoan 981 của Trung Quốc quấy đảo.

Nhà văn Vĩnh Quyền.
Nhà văn Vĩnh Quyền.

Trong vô tận, ta tiếc nuối thời hoàng kim một đi không trở lại của xứ Huế kiêu sa trong từng ván cờ không hồi kết, từng miếng ăn thức uống, từng giọt sương, ngọn cỏ, cơn gió, tiếng dạ thưa và cả nỗi đau lẫn cách hóa giải nỗi đau hình như cũng phải khác người.

Và điều đáng nói là, ở “Trong vô tận”, ta như được chứng kiến nhà văn Vĩnh Quyền điều binh khiển tướng trong chiến lược tự sự độc đáo của mình.

Khi bạn muốn viết một tiểu thuyết ngắn chưa đầy 250 trang nhưng chất chứa nhiều vấn đề, nhiều tuyến truyện, nhiều tuyến nhân vật, nhiều khoảng không gian - thời gian vừa cách biệt nhau vừa đan xen lẫn nhau như “Trong vô tận”, bạn phải chọn lựa một chiến lược tự sự thích hợp; đủ để bao quát một hiện thực rộng lớn, mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, khơi gợi được tình yêu lịch sử và chạm vào sâu thẳm cõi tâm hồn của mỗi một con người… Đây quả là một bài toán khó!

Nhà văn Vĩnh Quyền đã giải được bài toán này bằng cách thi triển một chiến lược tự sự độc đáo: đa chủ thể tự sự (nhiều người kể chuyện, nhiều ngôi kể); đa phương thức tự sự (người kể chuyện nhiều tầng bậc, người kể đứng trong truyện - người kể đứng ngoài truyện); đa hình thức tự sự với thủ pháp liên văn bản về thể loại và ngôn ngữ (tự sự bằng truyện kể, bằng tường thuật báo chí, kịch bản văn học, ghi chép cá nhân, tài liệu khoa học…); kết cấu đa tầng bậc, phi tuyến tính, truyện lồng truyện; cốt truyện đan xen giữa mộng và thực, hồi ức và hiện tại, ý thức và tiềm thức…

“Trong vô tận” của Vĩnh Quyền sẽ cuốn hút những nhà nghiên cứu văn chương nhờ chiến lược tự sự “có nghề” này. Bởi vì, đối với tự sự học, “Kể cái gì” không quan trọng bằng “Kể như thế nào”.

Tuy nhiên, điều đọng lại từ “Trong vô tận” không phải là sự phô diễn kỹ thuật tiểu thuyết hay kỹ xảo tự sự, mà là phong cách văn chương thấm đượm tình yêu với lịch sử và văn hóa dân tộc, đặc biệt là tình yêu với chốn cố đô trầm lắng tịch liêu này. Chữ trên ngòi bút không phải được truyền ra từ dòng mực, mà từ dòng máu hoàng gia cuộn chảy trong tim của hoàng thân Nguyễn Phước Vĩnh Quyền. Chân tủy của tiểu thuyết Vĩnh Quyền là Huế. Vì thế, từ “Trong vô tận”, ta sẽ cảm nghiệm một Huế của riêng nhà văn, Huế từ “cốt cách” chứ không phải từ “kiểu cách” - Huế thật chứ không phải Huế “diễn”, Huế “kịch”, Huế cố làm cho ra vẻ Huế. Đó là cái duyên Huế không huê dạng, không ai bắt chước được của “Mệ” Vĩnh Quyền.

“Trong vô tận, song song gặp nhau?” Đó là lời đề từ của tác phẩm, cũng là tâm huyết của tác giả trao gửi đến người đọc. Trong vô tận, ta sẽ hiểu tiền nhân, hiểu lịch sử, yêu văn hóa; trong vô tận, mọi khoảng cách về không gian, thời gian, phe phái, giới tính, chủng tộc sẽ được xóa nhòa. Bởi vì nếu có tình yêu, thì mọi giao cắt, đứt gãy về lịch sử và văn hóa sẽ không còn nữa. Lúc ấy, vô tận không phải là chiều dài, mà là chiều sâu. YÊU trong vô tận, SÂU trong vô tận, ta không còn song song với lịch sử và tha nhân.

Có gì đáng tiếc về “Trong vô tận” không? Xin thưa là có! Giá như tác giả bớt ôm đồm về đề tài, xử lý mềm mại hơn về phép liên kết ngầm trong nội dung tiểu thuyết, thì tác phẩm sẽ tránh được một số chỗ lắp ghép khiên cưỡng, tinh túy của chủ đề cũng sẽ nổi bật hơn.

Nguyễn Thị Tịnh Thy
TIN LIÊN QUAN

Thanh Hóa với điệp vụ ngoạn mục đi vào tiểu thuyết và phim truyện

PHẠM XUÂN DŨNG |

Đây là một điệp vụ hoàn toàn có thật trong kháng chiến chống Pháp, lấy địa bàn Thanh Hóa làm tâm điểm, trở thành đề tài cho nhiều nhà văn và cũng đã được dựng phim truyện. Bài viết này tái hiện chiến công một phần lớn dựa vào cuốn tiểu thuyết được dư luận hoan nghênh mang tên "Câu lạc bộ chính khách" của nhà văn Lê Tri Kỷ, quê Quảng Trị.

TIỂU THUYẾT NGÔ VƯƠNG - MỘT BỘ PHIM LỊCH SỬ HẤP DẪN BẰNG VĂN HỌC

PGS-TS.- TRẦN THỊ TRÂM |

Sau Phùng Vương (640 trang, 2015, NXB Hội Nhà văn tái bản 2017), nhà văn - Trung tá Phùng Văn Khai (Phó TBT Tạp chí VNQĐ) lại miệt mài viết Ngô Vương sau 6 lần hội thảo và 3 lần trực tiếp về Thủy Nguyên, Hải Phòng - nơi diễn ra trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử quân sự thế giới.

Gánh xiếc gia đình “bước ra từ tiểu thuyết”

Lãng Quân - Sỹ Công |

Trong tác phẩm nổi tiếng “Không gia đình” của nhà văn Hector Malot, cụ Vitalis tốt bụng đã cưu mang cậu bé Remi. Và Remi trở thành một phần của gánh xiếc rong, cùng cụ Vitalis và bầy thú lang thang khắp nơi biểu diễn. Ngoài đời thực, giữa Sài Gòn, nghệ sĩ xiếc Ngọc Viên đã nuôi ăn, ở, học văn hoá, đào tạo nghề cho khoảng ba trăm đứa trẻ bất hạnh và đưa chúng đi diễn khắp trong Nam ngoài Bắc, cả giai đoạn dài họ cũng có những con vật ngộ nghĩnh biểu diễn tài tình và vui đùa với trẻ nhỏ. 

Chuyện "check VAR" ở V.League

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 182 cùng BLV Hoàng Hải trao đổi về chuyện "check VAR" của trọng tài sau 2 vòng đầu LPBank V.League 2024-2025.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Thanh Hóa với điệp vụ ngoạn mục đi vào tiểu thuyết và phim truyện

PHẠM XUÂN DŨNG |

Đây là một điệp vụ hoàn toàn có thật trong kháng chiến chống Pháp, lấy địa bàn Thanh Hóa làm tâm điểm, trở thành đề tài cho nhiều nhà văn và cũng đã được dựng phim truyện. Bài viết này tái hiện chiến công một phần lớn dựa vào cuốn tiểu thuyết được dư luận hoan nghênh mang tên "Câu lạc bộ chính khách" của nhà văn Lê Tri Kỷ, quê Quảng Trị.

TIỂU THUYẾT NGÔ VƯƠNG - MỘT BỘ PHIM LỊCH SỬ HẤP DẪN BẰNG VĂN HỌC

PGS-TS.- TRẦN THỊ TRÂM |

Sau Phùng Vương (640 trang, 2015, NXB Hội Nhà văn tái bản 2017), nhà văn - Trung tá Phùng Văn Khai (Phó TBT Tạp chí VNQĐ) lại miệt mài viết Ngô Vương sau 6 lần hội thảo và 3 lần trực tiếp về Thủy Nguyên, Hải Phòng - nơi diễn ra trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử quân sự thế giới.

Gánh xiếc gia đình “bước ra từ tiểu thuyết”

Lãng Quân - Sỹ Công |

Trong tác phẩm nổi tiếng “Không gia đình” của nhà văn Hector Malot, cụ Vitalis tốt bụng đã cưu mang cậu bé Remi. Và Remi trở thành một phần của gánh xiếc rong, cùng cụ Vitalis và bầy thú lang thang khắp nơi biểu diễn. Ngoài đời thực, giữa Sài Gòn, nghệ sĩ xiếc Ngọc Viên đã nuôi ăn, ở, học văn hoá, đào tạo nghề cho khoảng ba trăm đứa trẻ bất hạnh và đưa chúng đi diễn khắp trong Nam ngoài Bắc, cả giai đoạn dài họ cũng có những con vật ngộ nghĩnh biểu diễn tài tình và vui đùa với trẻ nhỏ.