TPHCM: Lấy đâu ra 4,3 tỉ USD chống ngập?

MINH QUÂN |

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, TPHCM cần khoảng 101.000 tỉ đồng (tương đương 4,3 tỉ USD) để cơ bản hoàn thiện các dự án chống ngập quan trọng.

Không thể hết ngập 100%

Sở Xây dựng TPHCM vừa UBND TPHCM trình kế hoạch giảm ngập nước cho TPHCM giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, nhu cầu vốn để đầu tư các dự án chống ngập trong 5 năm tới là hơn 101.400 tỉ đồng, tương đương 4,3 tỉ USD.

Với số tiền này, TPHCM sẽ triển khai hàng chục dự án lớn nhỏ thuộc Quy hoạch 752 và 1547 Thủ tướng đã phê duyệt.

Đồng thời, tập trung thực hiện các dự án, nâng cấp cải tạo hệ thống thoát nước giải quyết 18 tuyến đường ngập do mưa còn lại. Xây dựng mới, hoàn thiện hệ thống thoát nước tại khu vực chưa có hệ thống thoát nước, đặc biệt khu vực phía Đông thành phố.

Song song, thành phố thực hiện nạo vét các trục tiêu thoát nước lớn nhằm tăng cường khả năng thoát nước. Cụ thể: dự cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên; rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh và Gò Vấp), kênh Hy Vọng (quận Tân Bình),…

Thành phố cũng sẽ hoàn thành dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2, hoàn thiện giai đoạn 1 Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nâng công suất Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 3, mời gọi đầu tư các nhà máy xử lý nước thải còn lại...

Dân làm “đê” ngăn ngập lụt trong TPHCM sau mưa lớn ngày 25.5.  Ảnh: Minh Quân
Dân làm “đê” ngăn ngập lụt trong TPHCM sau mưa lớn ngày 25.5. Ảnh: Minh Quân

Sở xây dựng TPHCM nhìn nhận, dù tất cả các dự án trên hoàn thành thì khả năng kiểm soát ngập ở TPHCM 100% là điều không thể thực hiện được.

Bởi, TPHCM là một trong 10 thành phố có nguy cơ ảnh hưởng do biến đổi khí hậu cao nhất thế giới. Theo dự báo khi biến đổi khí hậu diễn ra, diện tích bị ngập của TPHCM đến cuối thế kỷ 21 lần lượt là 128 km2, 204 km2 và 473 km2 tương ứng với các kịch bản nước biển dâng 65 cm, 75 cm và 100 cm.

Do đó, TPHCM xác định phải nghiên cứu triển khai một chiến lược quản lý ngập lụt một cách bền vững, thân thiện với môi trường và ít tốn kém nhất.

Tiền đâu để chống ngập?

Hơn 4 tỉ USD cho công cuộc chống ngập trong 5 năm là áp lực cực kỳ lớn đối với TPHCM. Thực tế, việc thiếu vốn, thiếu tiền là một trong những nguyên nhân chính khiến TPHCM chống mãi không hết ngập.

PGS.TS Hồ Long Phi - nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM), cho rằng để công tác chống ngập hiệu quả, TPHCM phải xác định trách nhiệm chống ngập thuộc về ai và tiền ở đâu chống ngập.

Theo ông Phi, thời gian qua, việc phân bổ vốn cho công tác chống ngập tại TPHCM luôn làm theo kiểu nhỏ giọt, vá víu dẫn đến các ách tắc, khó khăn không cần thiết.

Ông cho rằng trong công tác chống ngập, nếu giải pháp kỹ thuật là phần ngọn, nguồn vốn huy động để chống ngập là phần gốc thì cần tạo cơ chế đột phá giải quyết phần gốc trước. Có nghĩa là phải có cơ chế tài chính đủ hấp dẫn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, lâu nay, các dự án chống ngập chủ yếu do nhà nước đảm nhận kiểu bao cấp, giải pháp hợp tác công - tư thì thường làm theo hình thức hợp đồng (BT) đổi đất lấy hạ tầng nhưng phương án xã hội hóa giống các dịch vụ công ích khác như giao thông, y tế… lại chưa được quan tâm.

“Tôi cho rằng phải xóa bỏ bao cấp trong việc chống ngập thì mới giải quyết được vấn đề căn cơ. Khi có cơ chế tính đúng, tính đủ, tư nhân cũng sẽ tự động tham gia và xã hội hóa được việc này” – ông Phi nói.

Cũng theo ông Hồ Long Phi, nhóm giải pháp kỹ thuật chống ngập tại TPHCM phải bao gồm việc xây dựng hệ thống cống, ngăn triều, trữ nước, bơm nước... Do đó, TPHCM phải xây dựng được bộ máy chống ngập có nhiều đơn vị cùng tham gia mới triển khai đồng bộ được các phương pháp chống ngập trên.

Giai đoạn 2016 – 2020, TPHCM chi hơn 25.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án chống ngập bao gồm cả vốn đầu tư công và huy động vốn PPP từ các nhà đầu tư.

Tính đến cuối năm 2020, TPHCM còn 18 tuyến đường ngập do mưa và 4 tuyến đường ngập do triều, gồm: Nguyễn Văn Hưởng, Quốc lộ 50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Thành phố thông minh trước hết là thành phố không ngập lụt

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp mấy ngày 21.5, 23.5, 25.5, TP.Hồ Chí Minh ngập trong biển nước. Người dân quá khốn khổ vì ngập lụt, nhưng chưa bao giờ lóe lên được tia hy vọng là sẽ hết ngập như những lời tuyên bố.

Mưa lớn đường TPHCM ngập như sông, dân "đắp đê" ngăn nước tràn vô nhà

MINH QUÂN |

Sáng này 25.5, cơn mưa nặng hạt và kéo dài đổ xuống khiến nhiều nơi ở TPHCM ngập nặng, người dân phải làm "đắp đê" ngăn nước tràn vô nhà.

TPHCM: Vì sao Thành phố Thủ Đức có địa hình cao lại trở thành “rốn ngập”?

MINH QUÂN |

Từ đầu tháng 5, nhiều cơn mưa lớn xuất hiện liên tiếp và gây ngập lụt nhiều tuyến đường chính ở Thành phố Thủ Đức (TPHCM) như Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân, Đăng Văn Bi… Nhiều người dân không hiểu vì sao Thành phố Thủ Đức – một trong những nơi có địa hình thuộc cao nhất thành phố lại thành “rốn ngập”.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Thành phố thông minh trước hết là thành phố không ngập lụt

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp mấy ngày 21.5, 23.5, 25.5, TP.Hồ Chí Minh ngập trong biển nước. Người dân quá khốn khổ vì ngập lụt, nhưng chưa bao giờ lóe lên được tia hy vọng là sẽ hết ngập như những lời tuyên bố.

Mưa lớn đường TPHCM ngập như sông, dân "đắp đê" ngăn nước tràn vô nhà

MINH QUÂN |

Sáng này 25.5, cơn mưa nặng hạt và kéo dài đổ xuống khiến nhiều nơi ở TPHCM ngập nặng, người dân phải làm "đắp đê" ngăn nước tràn vô nhà.

TPHCM: Vì sao Thành phố Thủ Đức có địa hình cao lại trở thành “rốn ngập”?

MINH QUÂN |

Từ đầu tháng 5, nhiều cơn mưa lớn xuất hiện liên tiếp và gây ngập lụt nhiều tuyến đường chính ở Thành phố Thủ Đức (TPHCM) như Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân, Đăng Văn Bi… Nhiều người dân không hiểu vì sao Thành phố Thủ Đức – một trong những nơi có địa hình thuộc cao nhất thành phố lại thành “rốn ngập”.