Thuyết ngũ hành trong mâm cơm cúng của người Việt

Phạm Ly (tổng hợp) |

Mâm cúng ngày Tết là một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Nhiều vật cúng được chuẩn bị và chế biến một cách cầu kỳ chỉ có trong dịp năm mới. Thuyết ngũ hành âm dương hay nguyên tắc “tứ trụ” cũng được áp dụng một cái khéo léo trong mâm cúng Tết nhưng không phải “bà nội trợ” nào cũng nhận ra điều đặc biệt này.

Mâm cúng Trừ Tịch đêm giao thừa

 
Mâm cúng giao thừa chiều 30 Tết

Mâm cúng giao thừa là nghi thức vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của người Việt. Người xưa quan niệm rằng, “năm hết Tết đến” là dịp con cháu tưởng nhớ đến gia tiên, khấn vái, mời ông bà về sum vầy đôi ba ngày Tết, cũng như cầu mong tổ tiên phù hộ, xua đi những xui xẻo, mang lại may mắn trong năm mới.

 
Chuối, phật thủ, cam, táo, dưa hấu - những màu sắc quen thuộc trên mâm ngũ quả ở Miền Bắc

Mâm ngũ quả và hoa cúng cũng được dâng lên vào thời khắc giao thừa. Ở mỗi miền, do ở những vùng khí hậu và quan niệm khác nhau nên mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt rõ rệt. Miền Bắc thường bày các loại trái cây như: chuối, bưởi, cam, quất, táo hay phật thủ thì miền Nam lại bày mâm quả theo ý nghĩa đậm chất dân dã: mãng cầu, quả dừa xiêm, đu đủ, xoài. Tức là cầu - dừa (vừa) - đủ - xài (xoài), với hy vọng năm mới mọi thứ, tiền tài đến vừa đủ để tiêu xài.

Nguyên tắc “tứ trụ” trong mâm cỗ miền Bắc

Mâm cúng Tết của người miền Bắc thường có bốn bát và bốn đĩa. Bốn bát gồm: 1 bát chân giò lợn nấu măng, 1 bát miến, 1 bát mọc nấm và 1 bát bóng thả. Bốn đĩa gồm: 1 đĩa thịt gà (thịt lợn), 1 đĩa giò (chả), 1 đĩa nem thính (có thể thay bằng đĩa xào) và 1 đĩa dưa muối. Ngoài ra còn có một đĩa xôi (bánh chưng) và bát nước chấm, tổng cộng là tròn mười món.

 

Mâm cỗ lớn thì có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài và thêm một số món như cá chép, cá trắm kho riềng, tôm sú hấp, nộm su hào/ đu đủ…

Trong nghi thức cúng ông bà ở miền Bắc, thường dựa theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố để vái lạy: nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái.

Trong mâm cơm, bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hòa hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Âm dương cân bằng, gia chủ mới mạnh khỏe, con cháu ngoan hiền, làm ăn phát đạt. Mâm cơm đầu năm còn có đĩa xôi. Xôi đầu năm mới phải là xôi gấc hoặc xôi đỗ. Màu đỏ của gấc, màu vàng ruộm của đỗ là những màu sắc tượng trưng cho sự may mắn trong văn hóa Á Đông.

Thuyết âm dương – ngũ hành trong mâm cúng Tết ở miền Nam

Người miền Nam tính cách vốn "hào sảng", thế nhưng mâm cơm Tết của người miền Nam có một số món tuyệt nhiên không thể thiếu. Đó là khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt nước dừa, tôm khô củ kiệu, gỏi ngó sen, lạp xưởng, bánh tét và bánh ít. Đặc biệt, mỗi món ăn trong mâm cúng Tết đều mang một tính chất thể hiện một trạng thái ngũ hành, giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể.

 

Món thịt kho hột vịt có vị mặn, ứng với hành Thủy. Ngoài ra, về cơ bản trong món này, trứng vịt tròn tượng trưng cho dương, khối thịt vuông tượng trưng cho âm đã được người miền Nam vận dụng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương. Món dưa giá củ kiệu cho ta vị chua, ứng với hành Mộc. Hai món này, ăn với nhau rất hợp, tạo nên sự hài hòa, không quá mặn, không quá ngấy, lại chẳng quá chua buốt. Đúng với nguyên tắc ngũ hành là Thủy và Mộc là hai nguyên tố bổ trợ nhau.

 
Cầu - dừa (vừa) - đủ - xoài (xài), mâm ngủ quả thể hiện ước muốn giản đơn của người miền Nam trong năm mới

Vị đắng của khổ qua trong món khổ qua nhồi thịt ứng với hành Hỏa. Ngoài ra, ăn món này vào ngày đầu năm mới cũng là một cách chơi chữ của người Nam Bộ với ước mong mọi khó khăn khổ ải của năm cũ sẽ qua đi để đón chào một năm mới tốt đẹp hơn. Món thứ tư là bánh mứt nói riêng và vị ngọt trong đại đa số các món ăn của người miền Nam nói chung cho ta vị ngọt, ứng với hành Thổ. Cuối cùng, người miền Nam rất thích ăn cay, đa số khi ăn ai cũng cắn trái ớt tươi, hay các món nước chấm đều phải cay và chính vị cay này ứng với hành Kim.

Cầu kỳ là vậy nhưng điều quan trọng trong mâm cúng ngày Tết không phải là “mâm cao cỗ đầy” mà nằm ở sự thành tâm, hướng về tổ tiên, được đoàn tụ bên gia đình trong thời khắc thiêng liêng của cả một năm dài, với những mong ước về một năm mới may mắn và bình an.

Ảnh: internet

Phạm Ly (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng, Huế, Hội An liên kết, thúc đẩy du lịch Golf cao cấp

THUỲ TRANG |

Với sự hình thành của Liên minh Vietnam Golf Coast, Đà Nẵng cùng Huế, Hội An sẽ hợp tác, thúc đẩu phát triển trong lĩnh vực golf cao cấp tại Việt Nam.

Có một Đà Lạt quyến rũ bên rìa Đà Nẵng

Thúy Hiền |

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 25km, rừng thông Bồ Bồ (xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ ham mê khám phá bởi nét hoang sơ và có chút gì đó rất đỗi “Đà Lạt”.

Homestay – “thiên đường” của chuyến du lịch tự túc

Thúy Hiền |

Là một mô hình kinh doanh lưu trú có phần “sinh sau đẻ muộn”, nhưng homestay lại là từ khóa hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay khi chuẩn bị bước vào một chuyến đi du lịch riêng của mình mà không nhờ vào bất kỳ một tour lữ hành nào cả.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 sẽ diễn ra trong tháng 3

Hữu Long |

Chiều 15.1, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo giới thiệu về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019.

Lễ hội Hoa hồng - địa điểm nhất định phải “check in” Tết 2019

M. K |

Từ ngày 21.1 đến 20.2, Lễ hội Hoa hồng sẽ được tổ chức tại Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc). Đây là hoạt động thường niên được tổ chức và luôn là điểm đến hứa hẹn mang lại nhiều điều thú vị trong dịp Tết đến Xuân về.

Khai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019

An Thượng |

Hôm nay, 14.1, Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019 chính thức khai mạc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Diễn đàn kéo dài 4 ngày, kết thúc vào ngày 18.1. 

Cù Lao Xanh “Hòn ngọc Biển Đông” của xứ Nẫu

N.V (T.H) |

Cách đất liền 24km, Cù Lao Xanh (thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) được ví như “hòn ngọc Biển Đông”. Nếu có dịp du lịch trên đất Bình Định mà chưa ghé Cù Lao Xanh thì coi như phí cả chuyến đi.

Tết Nguyên đán - Đi hay trở về?

Thúy Hiền |

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi. Giờ khắc giao mùa thiêng liêng này chính là dịp gia đình đoàn viên, sum họp bên nhau sau một năm học tập, làm việc bận rộn vất vả. Quan niệm này dường như đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, xu hướng chọn đi du lịch nghỉ dưỡng để “trốn” Tết đang ngày một nở rộ và thịnh hành, gây ra tranh cãi giữa nhiều thế hệ: Tết là dịp nên đi hay trở về?

Đà Nẵng, Huế, Hội An liên kết, thúc đẩy du lịch Golf cao cấp

THUỲ TRANG |

Với sự hình thành của Liên minh Vietnam Golf Coast, Đà Nẵng cùng Huế, Hội An sẽ hợp tác, thúc đẩu phát triển trong lĩnh vực golf cao cấp tại Việt Nam.

Có một Đà Lạt quyến rũ bên rìa Đà Nẵng

Thúy Hiền |

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 25km, rừng thông Bồ Bồ (xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ ham mê khám phá bởi nét hoang sơ và có chút gì đó rất đỗi “Đà Lạt”.

Homestay – “thiên đường” của chuyến du lịch tự túc

Thúy Hiền |

Là một mô hình kinh doanh lưu trú có phần “sinh sau đẻ muộn”, nhưng homestay lại là từ khóa hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay khi chuẩn bị bước vào một chuyến đi du lịch riêng của mình mà không nhờ vào bất kỳ một tour lữ hành nào cả.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 sẽ diễn ra trong tháng 3

Hữu Long |

Chiều 15.1, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo giới thiệu về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019.

Lễ hội Hoa hồng - địa điểm nhất định phải “check in” Tết 2019

M. K |

Từ ngày 21.1 đến 20.2, Lễ hội Hoa hồng sẽ được tổ chức tại Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc). Đây là hoạt động thường niên được tổ chức và luôn là điểm đến hứa hẹn mang lại nhiều điều thú vị trong dịp Tết đến Xuân về.

Khai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019

An Thượng |

Hôm nay, 14.1, Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019 chính thức khai mạc tại Hạ Long, Quảng Ninh. Diễn đàn kéo dài 4 ngày, kết thúc vào ngày 18.1. 

Cù Lao Xanh “Hòn ngọc Biển Đông” của xứ Nẫu

N.V (T.H) |

Cách đất liền 24km, Cù Lao Xanh (thuộc xã Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) được ví như “hòn ngọc Biển Đông”. Nếu có dịp du lịch trên đất Bình Định mà chưa ghé Cù Lao Xanh thì coi như phí cả chuyến đi.

Tết Nguyên đán - Đi hay trở về?

Thúy Hiền |

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi. Giờ khắc giao mùa thiêng liêng này chính là dịp gia đình đoàn viên, sum họp bên nhau sau một năm học tập, làm việc bận rộn vất vả. Quan niệm này dường như đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, xu hướng chọn đi du lịch nghỉ dưỡng để “trốn” Tết đang ngày một nở rộ và thịnh hành, gây ra tranh cãi giữa nhiều thế hệ: Tết là dịp nên đi hay trở về?