Condotel vẫn chỉ là "đứa con" của cơ sở lưu trú du lịch

An Thượng |

Sớm công nhận tính pháp lý cho loại hình căn hộ, biệt thự du lịch - condotel là mong chờ, khát khao của cả doanh nghiệp - chủ dự án lẫn các nhà đầu tư thứ cấp.

Và ngày 14.2, Bộ Tài nguyên - môi trường ban hành văn bản số (703/BTNMT-TCQLĐĐ), hướng dẫn việc sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở-condotel. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợt...

Trong khi nhà đầu tư hồ hởi đón chào, loang tin: "Condotel có sổ rồi!". Tuy vậy, nhiều chuyên gia bất động sản, luật sư cho rằng văn bản 703 chỉ mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên - môi trường cho sở tài nguyên - môi trường các tỉnh, thành liên quan đến chế độ sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở (condotel).

Cơ bản văn bản 703 "không có gì mới". Các nội dung hướng dẫn thực hiện đều dựa trên tinh thần các quy định pháp luật trước đây như Luật du lịch, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản.

Các cơ quan đều thừa nhận quan điểm condotel là phòng khách sạn xây dựng theo kết cấu căn hộ chung cư, nhằm mục đích kinh doanh du lịch. Do đó, condotel chính là căn hộ du lịch được quy định tại điều 48 Luật du lịch và "bản chất này không bao giờ có thể thay đổi". Điều này đã bàn nhiều tại các hội thảo trước đây.

Cái cần của chủ dự án và cả nhà đầu tư là xác định đúng bản chất pháp lý của condotel, tức là quyết định đến chế độ sử dụng đất, mục đích, thời hạn sử dụng đất bởi thời hạn, chế độ sử dụng đất được áp dụng theo loại đất... Nhưng văn bản vừa rồi không giải quyết điều đó.

Đối với dự án xây dựng căn hộ du lịch, biệt thự du lịch… nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ, đất được giao là đất thương mại dịch vụ nên chế độ, thời hạn sử dụng đất phải tuân thủ theo các quy định của Luật đất đai.

Vậy Codotel vẫn được xác định là cơ sở lưu trú du lịch, được phép kinh doanh dịch vụ và xếp vào là loại đất thương mại, dịch vụ, có thời hạn thuê đất 50, 70 năm hoặc ít hơn - tùy thuộc vào thời gia chủ đầu tư đã thuê của nhà nước. Việc cấp chứng nhận quyền sở hữu cho các trường hợp này là Chủ đầu tư dự án, không cấp cho từng khách hàng mua sản phẩm Condotel.

Quan hệ giữa nhà đầu tư mua Condotel và Chủ đầu tư là quan hệ hợp tác ủy thác đầu tư, ăn chia theo tỉ lệ góp vốn trong từng sản phẩm, nhà đầu tư có quyền mua bán chuyển nhượng sản phẩm Condotel như phần góp vốn ủy thác đó cho nhà đầu tư khác. Nhà đầu tư sở hữu nó nhưng không có quyền tự khai thác hoặc sử dụng để ở, vì phải chịu nhiều chi phí phân bổ cho toàn bộ dự án, các chi phí này sẽ không hề nhỏ, buộc phải ủy thác cho Chủ đầu tư theo tỉ lệ qui định của họ.

Với tình hình suy giảm lượng khách du lịch nghiêm trọng do dịch bệnh Covid 19, bức tranh bất động sản cũng chìm trong màu ảm đạm, condotel cũng khó có thể "ấm" lên sau văn bản mới nhất này của Bộ Tài nguyên - môi trường.

 Mội số khác biệt của Condotel và Căn hộ chung cư.

• Về mục đích sử dụng:

+ Căn hộ chung cư được sử dụng với mục đích chính là để ở lâu dài.

+ Condotel lại sử dụng để cho khách du lịch thuê trong thời gian du lịch, nghỉ dưỡng.·

• Cơ quan quản lý nhà nước:

+ Chung cư được quản lý bởi Ban Quản trị, Tổ dân phố, UBND phường/xã.

+ Codotel được quản lý bởi Ban quản lý Khu Du lịch; Các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch.

• Thủ tục quản lý hành chính:

+ Người ở tại căn hộ chung cư được cấp hộ khẩu thường trú hoặc Sổ đăng ký tạm trú dài hạn.

+ Người ở tại Condotel thì khách sạn phải khai báo tạm trú ngắn hạn cho du khách (Không được cấp hộ khẩu).

• Cách thức hoạt động: Condotel hoạt động theo mô hình timeshares chia sẻ lợi nhuận ưu đãi

• Khác biệt về luật: Codotel được điều chỉnh bởi Luật du lịch, Luật doanh nghiệp. Căn hộ chung cư được điều chỉnh bởi Luật nhà ở...

An Thượng
TIN LIÊN QUAN

Cần chiến dịch quảng bá những điểm đến an toàn

Hoàng Văn Minh |

Mặc dù du lịch miền Trung đang bị dịch virus Covid-19 hoành hành gây thiệt hại nặng nề, nhưng nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, khách du lịch Châu Âu vẫn tăng và “tăng nhẹ”. Điều này chứng tỏ đây vẫn là những điểm đến an toàn và chúng ta cần có sự quảng bá mạnh hơn để phục hồi du lịch.  

Du lịch miền Trung “tan hoang” vì dịch cúm

Nhóm phóng viên |

Dịch bệnh do nCoV hiện nay không chỉ làm thiệt hại to lớn cho nhiều nền kinh tế, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng mà còn trực tiếp làm suy giảm lượng khách, gây tổn thất ở mức độ “tan hoang” cho ngành Du lịch, trong đó ảnh hưởng nặng nền nhất là du lịch các tỉnh miền Trung.

"Vỡ trận" Condotel - Bất động sản có lợi dụng du lịch?

Thanh Hải |

Cocobay Đà Nẵng vừa đột ngột thông báo ngưng trả lãi suất 12% như cam kết đối với các nhà đầu tư thứ cấp, khách hàng mua codotel tại dự án này, khiến hàng ngàn khách hàng sốc, phản ứng. Thị trường bất động sản chao đảo, ngành du lịch cũng chấp chới vì ảnh hưởng...

Đầu tư phát triển du lịch, sân chơi hấp dẫn những tên tuổi lớn

An Thượng |

Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2019 hồi tháng 7 vừa qua đã vinh danh 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch hàng đầu Việt Nam. Họ, những tên tuổi như Công ty Cổ phần Vinpearl, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn FLC… đang trở thành người dẫn dắt cuộc chơi mới của ngành “công nghiệp không khói” nước nhà.

 

Thời cơ vàng của bất động sản ở Quảng Ninh

An Thượng |

Hạ tầng liên tục được hoàn thiện cùng làn sóng du lịch tăng trưởng mạnh mẽ lên tới 24% mỗi năm chính là “chìa khóa” đưa bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Quảng Ninh, với tâm điểm Hạ Long bước vào thời kỳ hoàng kim.

Du lịch tàu biển: “Kho báu” cần được khai phá tại Hạ Long

An Thượng |

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tính toán, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ. Lý do không chỉ vì mức độ xa xỉ của mỗi chuyến “xê dịch” trên biển mà còn bởi nhu cầu mua sắm rất lớn của các du khách. Vậy cách nào để thu hút và thúc đẩy dòng khách này chi tiêu nhiều hơn nữa tại Việt Nam?

Cần chiến dịch quảng bá những điểm đến an toàn

Hoàng Văn Minh |

Mặc dù du lịch miền Trung đang bị dịch virus Covid-19 hoành hành gây thiệt hại nặng nề, nhưng nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, khách du lịch Châu Âu vẫn tăng và “tăng nhẹ”. Điều này chứng tỏ đây vẫn là những điểm đến an toàn và chúng ta cần có sự quảng bá mạnh hơn để phục hồi du lịch.  

Du lịch miền Trung “tan hoang” vì dịch cúm

Nhóm phóng viên |

Dịch bệnh do nCoV hiện nay không chỉ làm thiệt hại to lớn cho nhiều nền kinh tế, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng mà còn trực tiếp làm suy giảm lượng khách, gây tổn thất ở mức độ “tan hoang” cho ngành Du lịch, trong đó ảnh hưởng nặng nền nhất là du lịch các tỉnh miền Trung.

"Vỡ trận" Condotel - Bất động sản có lợi dụng du lịch?

Thanh Hải |

Cocobay Đà Nẵng vừa đột ngột thông báo ngưng trả lãi suất 12% như cam kết đối với các nhà đầu tư thứ cấp, khách hàng mua codotel tại dự án này, khiến hàng ngàn khách hàng sốc, phản ứng. Thị trường bất động sản chao đảo, ngành du lịch cũng chấp chới vì ảnh hưởng...

Đầu tư phát triển du lịch, sân chơi hấp dẫn những tên tuổi lớn

An Thượng |

Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2019 hồi tháng 7 vừa qua đã vinh danh 5 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch hàng đầu Việt Nam. Họ, những tên tuổi như Công ty Cổ phần Vinpearl, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn FLC… đang trở thành người dẫn dắt cuộc chơi mới của ngành “công nghiệp không khói” nước nhà.

 

Thời cơ vàng của bất động sản ở Quảng Ninh

An Thượng |

Hạ tầng liên tục được hoàn thiện cùng làn sóng du lịch tăng trưởng mạnh mẽ lên tới 24% mỗi năm chính là “chìa khóa” đưa bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Quảng Ninh, với tâm điểm Hạ Long bước vào thời kỳ hoàng kim.

Du lịch tàu biển: “Kho báu” cần được khai phá tại Hạ Long

An Thượng |

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tính toán, du lịch tàu biển có giá trị doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ. Lý do không chỉ vì mức độ xa xỉ của mỗi chuyến “xê dịch” trên biển mà còn bởi nhu cầu mua sắm rất lớn của các du khách. Vậy cách nào để thu hút và thúc đẩy dòng khách này chi tiêu nhiều hơn nữa tại Việt Nam?