Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

“Địa chỉ đỏ” trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại

PHÚC ĐẠT |

Chiến tranh đi qua đã để lại cho Quảng Trị nhiều di tích lịch sử, trong số đó có Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh. Tuyến đường này nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trên hành trình về nguồn với nhiều “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, nghĩa cử tri ân uống nước nhớ nguồn. Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn là một trong những địa danh nổi bật.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn hiện tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh (Quảng Trị), cách TP. Đông Hà khoảng 38km về phía Tây Bắc.

Đây là địa điểm thu hút nhiều người dân và du khách đến thăm viếng hàng ngày và nhất là vào các dịp lễ lớn như ngày Thương binh - Liệt sỹ 27.7.

Cổng vào nghĩa trang.
Cổng vào nghĩa trang.
Cổng vào nghĩa trang.

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là địa bàn trọng điểm, là địa phương hiếm hoi của cả nước in hằn dấu chân của hầu hết các binh đoàn chủ lực, lực lượng vũ trang, các đơn vị thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến...

Để giành lấy độc lập tự do, rất nhiều chiến sĩ của ta đã anh dũng ngã xuống.

Khu vực 1 là trung tâm hành lễ với chính giữa là tượng đài xây theo thế hình chân kiềng nói lên tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia cũng như ba miền Bắc, Trung, Nam.
Khu vực 1 là trung tâm hành lễ với chính giữa là tượng đài xây theo thế hình chân kiềng nói lên tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia cũng như ba miền Bắc, Trung, Nam.
Khu vực 1 là trung tâm hành lễ với chính giữa là tượng đài xây theo thế hình chân kiềng nói lên tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Việt Nam, Lào, Cam Pu Chia cũng như ba miền Bắc, Trung, Nam.

Trước những sự mất mát đó, ngay từ trong những năm chiến sự còn xảy ra, tướng Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Đoàn 559, Bộ đội Trường Sơn đã đề xuất nên quy tập các liệt sỹ nằm rải rác trên dọc tuyến đường Trường Sơn và đất bạn Lào, Cam Pu Chia lại một nơi để đồng bào, đồng chí và nhất là các gia đình tiện lui tới thăm viếng.

, Hồ nước nhân tạo quanh năm trong xanh giữa khuôn viên của nghĩa trang Trường Sơn
, Hồ nước nhân tạo quanh năm trong xanh giữa khuôn viên của nghĩa trang Trường Sơn.

Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

“Cây bồ đề thiêng” phủ bóng mát che chở tượng đài tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
“Cây bồ đề thiêng” phủ bóng mát che chở tượng đài tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.

Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24.10.1975 và hoàn thành vào ngày 10.4.1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ Tư lệnh Sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải (huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam).

Khu vực phần mộ của các Liệt sỹ quê quán Hà Nội.
Khu vực phần mộ của các Liệt sỹ quê quán Hà Nội.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ hơn 10.000 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2, khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.

Dưới tán cây xanh, tiếng chuông tại nghĩa trang sẽ ngân lên mỗi khi có đoàn người đến thăm viếng, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ.
Dưới tán cây xanh, tiếng chuông tại nghĩa trang sẽ ngân lên mỗi khi có đoàn người đến thăm viếng, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ, quy mô nhất; có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

Những câu thơ trầm hùng được đề trên chiếc chuông tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn khiến nhiều người khi đọc không khỏi xúc động.
Những câu thơ trầm hùng được đề trên chiếc chuông tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn khiến nhiều người khi đọc không khỏi xúc động.

Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

Mỗi nấm mồ là một câu chuyện, nhưng tất cả đều có một điểm chung là dành cả tuổi xanh, không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Mỗi nấm mồ là một câu chuyện, nhưng tất cả đều có một điểm chung là dành cả tuổi xanh, không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Mỗi nấm mồ là một câu chuyện, nhưng tất cả đều có một điểm chung là dành cả tuổi xanh, không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Mỗi nấm mồ là một câu chuyện, nhưng tất cả đều có một điểm chung là dành cả tuổi xanh, không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Ngoài để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa, đây còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam - "Uống nước nhớ nguồn".

Đây là địa điểm có rất nhiều người dân trong nước và bạn bè quốc tế đến hành hương mỗi năm.
Đây là địa điểm có rất nhiều người dân trong nước và bạn bè quốc tế đến hành hương mỗi năm.

Hiện nay, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn có 24 cán bộ, nhân viên thường xuyên chăm lo việc coi sóc, tu bổ và tiếp đón các gia đình liệt sỹ, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm viếng.

Một số hình ảnh khác:

 
 
 
 
 
 
 
PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Chạm mây trên đỉnh Pù Luông

Thái Hà |

Được ví như “thiên đường giữa đại ngàn”, Pù Luông (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) không chỉ gây ấn tượng cho du khách bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng hay sắc vàng của lúa vào mùa vụ, mà còn gây ấn tượng bởi những thác nước tuyệt đẹp, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ quanh năm mây mù giăng kín.

Ghé thăm những nơi lưu dấu thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế

PHÚC ĐẠT |

Mảnh đất Kinh kỳ chính là nơi đã góp phần nuôi dưỡng, hun đúc và bước đầu hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước. Khoảng thời gian 10 năm sống  ở mảnh đất Kinh kỳ chính là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau này. Hiện nay, ở Huế có hơn 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người không thể không nhắc đến.

Hồ Rào Quán, điểm đến của những ngày hè

YÊN MÃ SƠN |

Đêm chỉ còn nghe tiếng côn trùng và tiếng cá quẩy ngoài xa. Những vì sao rụng về phía trời để lại chút hào quang dưới đáy hồ đầy thi vị. Thi thoảng xuất hiện chiếc thuyền đánh cá của cư dân sống quanh lòng hồ. Một điểm sáng mơ hồ như nhìn những chiếc thuyền đánh cá ngoài biển khơi. Cái gì biển có là lòng hồ này có, kể cả những câu chuyện đầy huyền thoại mà ông Lợi đã kể cho nghe về lòng hồ này.

Trải nghiệm làm ngư dân trên phá Tam Giang

PHÚC ĐẠT |

Phá Tam Giang là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nơi đây cũng được biết tới là một trong những điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất ở Huế. Ngoài cảnh đẹp, thiên nhiên còn ban tặng cho Tam Giang một hệ sinh thái trù phú. Sẽ thật đáng tiếc nếu ai đã đến đây mà không thử cùng người dân trải nghiệm cuộc sống nơi này.